|
Những biển cảnh báo dự án “ma” được chính quyền cắm khắp nơi, nhưng tình trạng lừa đảo vẫn nở rộ. |
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa phát công văn khẩn cấp gửi đến Sở Thông tin - Truyền thông TP.HCM và các cơ quan báo đài “tố cáo” một số cá nhân, tổ chức đã lập các trang Facebook giả mạo HoREA, tự mạo nhận là HoREA để môi giới, chào bán bất động sản, nhất là đất nền. Trong công văn, HoREA dẫn theo đường link tới một số Facebook này để làm chứng. Vào những trang này, chủ yếu rao bán nhà đất tại TP.HCM và các tỉnh vùng ven như Đồng Nai, Bình Dương, Long An. Rất nhiều thông tin rao bán căn hộ, đất nền được đăng tải ở đây.
Xịt sơn xóa chữ, nhổ biển cảnh báo
Bất chấp việc HoREA đã gửi văn bản và báo chí cũng đã thông tin, khi chúng tôi liên hệ mua nhà, đất thì những người này ngang nhiên thừa nhận mình thuộc nhân viên của HoREA! Lần theo một số điện thoại đăng trên trang Facebook có tên Hiệp hội Bất động sản TP.HCM là 0937296... thì đây thuộc Công ty Thanhcong Land có trụ sở ở Q.Bình Thạnh.
Những biển cảnh báo dự án “ma” được chính quyền cắm khắp nơi, nhưng tình trạng lừa đảo vẫn nở rộ.
|
43 lô đất tại đường Dương Thị Giang, với chỉ từ 900 triệu đồng/lô đất. Những lô đất này được quảng cáo đã có sổ riêng, gần như đã hoàn thiện hạ tầng, khách hàng đồng ý mua sẽ thanh toán 95% giá trị nền đất và sẽ được ký công chứng và xây dựng ngay trong tuần. Cũng trên địa bàn Q.12, chỉ riêng P.Thạnh Xuân thời gian qua chính quyền đã đưa ra danh sách 10 dự án “ma” đang rao bán trên địa bàn. Những dự án này các đối tượng tự ý san lấp mặt bằng, đầu tư hạ tầng kỹ thuật và phân lô bán nền trái phép. Tuy nhiên, khi chính quyền rà soát thì đây là những khu đất được quy hoạch làm công viên, giao thông...
Trong một hội nghị về trật tự xây dựng mới đây, lãnh đạo UBND Q.Bình Tân cho biết đã thống kê được 10 trường hợp rao bán các dự án đất nền ảo trên địa bàn quận. Một số doanh nghiệp tự quy hoạch rồi công bố trên mạng với giá bán rất rẻ vì dự án không có thật. Tuy nhiên khi người dân đăng ký mua thì không thấy đất đâu. Quận đã đặt biển cảnh báo về tình trạng dự án ma nhưng có những đối tượng xịt sơn xóa chữ cảnh báo, thậm chí còn manh động tháo dỡ luôn biển.
Tại H.Bình Chánh, chính quyền đã lắp đặt 600 biển cảnh báo ở 600 vị trí rao bán đất nền trái phép. Tương tự, trên địa bàn H.Hóc Môn cũng đặt hàng trăm biển cảnh báo dự án “ma”, phân lô bán nền trái phép, lừa đảo bán đất nền.
Xử không nghiêm, lừa đảo lan rộng
Lý giải về tình trạng lừa đảo bán đất ngày càng công khai, luật sư Trần Đức Phượng (Đoàn luật sư TP.HCM), cho rằng các đối tượng lừa đảo càng trở nên manh động khi mạo danh cả cơ quan chức năng, tổ chức trực thuộc UBND TP.HCM bởi luật pháp không nghiêm. Các địa phương chỉ đưa ra các cảnh báo, cắm biển thông báo cho người dân trong khi “cái gốc của vấn đề” là xử lý các đối tượng lừa đảo thì chưa thấy nơi nào thực hiện dù nạn nhân kêu cứu khắp nơi. Nhiều vụ đã khởi tố vụ án, nhưng sau một thời gian thì chìm xuồng. Chính vì vậy, tình trạng lừa đảo lây lan như một “bệnh dịch”.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, bức xúc nói HoREA là tổ chức trực thuộc sự quản lý của UBND TP.HCM, là tổ chức xã hội - nghề nghiệp phi lợi nhuận. HoREA hoàn toàn không hoạt động kinh doanh, kể cả kinh doanh, môi giới bất động sản. Thế nhưng thời gian qua có rất nhiều cá nhân, tổ chức đã mạo danh HoREA để lừa bán đất. “Do chính quyền các địa phương xử phạt chưa thật nghiêm nên các đối tượng lừa đảo rất manh động. Như trường hợp Công ty cổ phần địa ốc Alibaba bán hàng chục dự án “ma” ở khắp nơi mà cơ quan chức năng loay hoay không trị được”, ông Châu nói.
Theo Thanh Niên