Doanh nhân Việt Nam mua thị trấn Mỹ tiếp tục tạo "địa chấn" mới

Thứ hai, 05/08/2013, 21:40
Cuối cùng thì đã rõ! Thị trấn Buford nhỏ nhất nước Mỹ năm ngoái bị doanh nhân Việt “thôn tính” - giờ đây đã được đổi tên thành thị trấn PhinDeli!

Đây là tuyên bố của thị trưởng Phạm Đình Nguyên trong cuộc họp báo giới thiệu Tuyên ngôn cà phê Việt tại KS Park Hyatt vừa qua.

Còn nhớ, sự kiện “Người Việt mua thị trấn Mỹ” đã tạo “giọt nước làm tràn ly” trong dư luận Mỹ, làm nổ ra một cuộc tranh luận nảy lửa: “Tỉnh dậy đi nước Mỹ ơi!”. Một quốc gia hùng mạnh như Mỹ thế mà giờ đây phải bán đi từng tấc đất.

Tuy nhiên cũng có người dè bỉu: “Nước Mỹ rộng lớn, 4ha đất khỉ ho cò gáy thì là gì mà phải lo!” Chưa kể, họ còn đay nghiến: “Chắc năm sau Buford sẽ mở tiệm phở hay cơ sở massage đấy mà!”

nguyên buford

Mọi việc tưởng chừng như quên lãng từ tháng 4 năm ngoái. Thắc mắc mua Buford của ông Nguyên cũng đã chìm vào quên lãng. “Thôi chắc, cũng kiếm cái thẻ xanh đó mà!” Nhiều người bắt đầu tin vào ý định này.

Đùng một cái, cái tên Phạm Đình Nguyên lại “nổi sóng” khi chính thức tuyên bố “Tuyên ngôn cà phê Việt” PhinDeli trên đất Buford (do chính ông sở hữu). Và cũng để đánh dấu ngày đổ bộ lên đất Mỹ, Buford sẽ được đổi tên thành Thị trấn PhinDeli!

Đổi tên một thị trấn. Chuyện tưởng như đùa! Mà lại là sự thật. Chỉ có 900.000 đô thôi. Số tiền lớn thật đó! Nhưng hiệu quả truyền thông của nó thì không thể đo được.

nguyên buford

Phạm Đình Nguyên là chủ, là thị trưởng thị trấn Buford (dù chỉ có một người). Ông có quyền đổi tên gì ông muốn. Và ông đã chọn PhinDeli - tên thương hiệu cà phê Việt. Tại đây, tinh hoa cà phê Việt sẽ được giới thiệu cho hàng triệu người Mỹ.

Ông Nguyên cho biết, ông và người bạn Ông Đỗ Quốc Tuấn (TGĐ PhinDeli) cùng chung ý tưởng giới thiệu sản phẩm “quốc hồn quốc túy” ra nước ngoài. “Chúng tôi mạnh dạn giới thiệu Tuyên ngôn cà phê Việt như là một lời hứa, một sự cam kết giới thiệu tinh hoa cà phê Việt cho những người thưởng thức cà phê trên thế giới, đồng thời khẳng định vị thế cà phê Việt Nam trên bản đồ thế giới”, ông cho biết.

Chi phí quảng cáo, tiếp thị ở Mỹ rất đắt. Ngay cả các thương hiệu lớn ở Mỹ cũng phải “lè lưỡi”. “Vì vậy, chúng tôi phải đi tìm một cách tiếp cận khác, thay vì đi theo lối quảng bá truyền thống. Chúng tôi phải tạo ra các câu chuyện hấp dẫn về thương hiệu, hấp dẫn báo giới, đặc biệt là hàng triệu người sử dụng internet”.

Ông Nguyên giải thích. “Đổi tên thị trấn là một trong những cách tiếp cận như vậy. Chúng tôi hy vọng nó sẽ tạo ra một cơn địa chấn mới thứ 2, sau khi cơn địa chấn Người Việt mua thị trấn Mỹ năm rồi”.

Giờ thì nhiều người đã phải vỡ lẽ!

Theo Brands Vietnam

Các tin cũ hơn

Liên kết hữu ích
  • Tổng kho CNC: CNC Oanh Mão Máy CNC, Linh kiện CNC nhập khẩu