Thăng Long, tên gọi cũ của Thủ đô Hà Nội có nghĩa là rồng bay, bắt nguồn từ một sự tích nhuốm màu huyền bí cách đây 1.000 năm. Điều lý thú là loài “rồng biết bay” lại là một sinh vật có thật ở Hà Nội.
Nếu nói về một loài bò sát biết bay, hẳn nhiều người sẽ liên tưởng tới những con thằn lằn bay tồn tại từ thời kỳ khủng long hoặc những con rồng chỉ tồn tại trong các câu chuyện thần thoại. Thế nhưng ở Việt Nam, thậm chí là ngay tại Thủ đô Hà Nội, một loài sinh vật như vậy đang tồn tại trong thực tế. Chúng là loài thằn lằn bay đốm và được ví như loài "rồng bay".
Dưới đây là một số hình ảnh về loài rồng này:
Thoạt nhìn, loài thằn lằn này dường
như không có vẻ gì đặc biệt. Ảnh: Siamensis.org.
Cho đến khi chúng tung “đôi cánh” rực rỡ và biến mất trong không trung.
Thực ra, “đôi cánh” của thằn lằn bay chỉ là phần da
mở rộng có thể xòe ra hoặc gập vào hai bên hông. Ảnh: Henrik Bringsoe.
Với “đôi cánh” ấy, chúng không thể bay như chim mà chỉ
có thể lượn từ thân cây này sang thân cây khác. Ảnh: Richard Paker.
Với một loài bò sát thì khả năng đó cũng là hết sức
ấn tượng và chúng xứng đáng được gọi là “rồng bay”. Ảnh: Alamy.
Không chỉ biết bay, chúng còn có một
biệt tài khác là tài ngụy trang. Ảnh: Ecologyasia.
Khi bám trên thân cây, lớp da giống hệt vỏ cây
khô khiến chúng như tàng hình trước con mắt của kẻ thù. Ảnh: Factzoo.
Một điểm dị thường khác của thằn lằn bay là
chiếc mào xòe ra như quạt bên dưới cằm. Ảnh: Henrik Bringsoe.
Thằn lằn bay đốm thường sống trong các vùng
trên núi cao của Việt Nam như Ngân Sơn (Cao Bằng),
Tam Đảo (Vĩnh Phú),Bạch Mã (Thừa Thiên Huế), Ba Vì (Hà Nội)… Chúng
cũng xuất hiện ở một số khu vực khác thuộc Đông Nam Á. Ảnh: Vncreatures.net.
Cũng như các loài thằn lằn khác, thức ăn chủ yếu của
chúng là các loài côn trùng nhỏ sống trên cây. Ảnh: thesciencesays.