Rực rỡ đường hoa Nguyễn Huệ 10 năm tuổi

Thứ hai, 04/02/2013, 09:12
Đường hoa Nguyễn Huệ là tên gọi của đường Nguyễn Huệ, TP.HCM khi nó được trang hoàng vào mỗi dịp Tết Nguyên Đán, dành cho khách đi bộ thưởng ngoạn, bắt đầu trở lại từ tết Giáp Thân năm 2004. Trong dịp Tết Quý Tỵ 2013 này, đường hoa Nguyễn Huệ này sẽ tròn 10 năm tuổi. Chúng ta hãy cùng nhìn lại con đường đẹp nhất thành phố mỗi độ xuân về này.

Đường hoa Nguyễn Huệ

Có chủ đề "Trái tim Việt Nam", đường hoa gồm các khu vực: Xuân non cao, Xuân đồng bằng, Xuân biển đảo. Đường hoa khai mạc vào ngày 7/2/2013 (ngày 27 tháng chạp năm Nhâm Thìn), bế mạc vào lúc 22 giờ ngày 13/2 (ngày 4 tháng Giêng năm Quý Tỵ).

Năm 2013, đường Nguyễn Huệ được trang trí nhấn mạnh chủ đề biển đảo tại khu vực Xuân biển đảo ở cuối đường hoa.

Đường hoa Nguyễn Huệ
Đường hoa Nguyễn Huệ
Đường hoa Nguyễn Huệ
Đường hoa Nguyễn Huệ
Đường hoa Nguyễn Huệ
Đường hoa Nguyễn Huệ
Đường hoa Nguyễn Huệ
Đường hoa Nguyễn Huệ
Mô phỏng đường hoa Nguyễn Huệ 2013

Tại khu vực Xuân đồng bằng là cánh đồng lúa và 10 linh vật, biểu tượng của từng năm đường hoa ra mắt công chúng, cùng những hình ảnh đặc trưng khác như giàn mướp, liếp bánh tráng, cầu khỉ, hồ sen…

Khu vực Xuân non cao (đầu đường hoa) được trang trí với thác nước, và các trang phục đặc trưng cùng với các nhạc cụ dân tộc của người dân Tây Nguyên.

Ngay tại đầu đường hoa là biểu tượng của năm Tỵ - hình ảnh hai con rắn được ốp vỏ cây tràm, uốn đuôi vào nhau như hình trái tim. Tại khu vực vườn mai và tượng Hồ Chí Minh, còn có 54 hình trái tim cách điệu tượng trưng cho 54 dân tộc Việt Nam.

Đường Nguyễn Huệ trải dài từ trước trụ sở Ủy ban Nhân dân thành phố và tượng đài Hồ Chí Minh đến Bến Bạch Đằng, với nhiều tòa nhà cao tầng và những trung tâm thương mại mua bán sầm uất.

Mỗi năm mỗi vẻ, đường hoa Nguyễn Huệ mang hồn xuân, dáng dấp và ước vọng của TP.HCM cho năm mới. Con đường tràn ngập sắc hoa này đã trở thành một nét văn hóa, biểu tượng xuân của TP.HCM và luôn quyến rũ du khách những dịp Tết đến.

Đường Nguyễn Huệ cách đây hơn chục năm vẫn là chợ hoa chính của người dân thành phố. Nhà vườn tập kết hoa ở bến Bạch Đằng sau đó phân bổ vào từng ô được quy định sẵn trên đường Nguyễn Huệ.

Người dân đến đây không chỉ để mua hoa mà còn thưởng ngoạn và tận hưởng cái hương vị đặc trưng của chợ hoa Tết.

Từ năm 2004, chợ hoa Nguyễn Huệ khoác lên mình màu sắc mới. Con đường không còn cảnh mua bán, chào mời, mặc cả mà được bày biện, sắp đặt công phu chỉ dành cho việc thưởng ngoạn của khách du xuân.

Cùng điểm lại đường hoa Nguyễn Huệ từ năm 2004 đến nay:

Tết Giáp Thân 2004

Sau 1975, đường hoa Nguyễn Huệ chính thức ra mắt trở lại vào lúc 16h00 ngày 20 tháng 1 năm 2004 (tức 29 tết) và chỉ kéo dài đến mùng 2 tết. Đường hoa lúc ấy chỉ là sự tập trung của 50 chậu mai quý và các loại hoa như vạn thọ, cúc. Ngoài ra, còn có những cảnh quan thôn quê dân dã như hồ sen, cầu nhỏ, tre trúc, quanh gánh.

Đường hoa Nguyễn Huệ
Người dân TP lần đầu tiên du xuân trên đường hoa Nguyễn Huệ
Đường hoa Nguyễn Huệ
Ao sen, vó câu, dòng kênh được đưa vào giữa trung tâm TP

Tết Ất Dậu 2005

Với chủ đề "Thành phố Hồ Chí Minh – Hội nhập và Phát triển", đường hoa Nguyễn Huệ Tết Ất Dậu 2005 bắt đầu từ 29 đến mùng 2 tết.

Lần này khách thưởng ngoạn có thể tìm thấy ở đây “bàng bạc một chút Sài Gòn xưa với xe thổ mộ chở đầy hoa, trái, những chiếc xích lô kéo tay của 2 thế kỷ trước, những chõng tre, gánh hoa, rổ hoa, gùi hoa, rơm rạ, cờ phướn, cầu gỗ, ao sen, tiếng ếch kêu, dòng kênh và đầy những lu khạp… tái hiện một góc chợ quê Tết Sài Gòn những năm 1920-1940.”

Bên cạnh một Sài Gòn xưa là thông xanh và hoa đào Đà Lạt cùng những mảng cỏ xanh là những nét đặc trưng của thành phố hoa.

Đường hoa Nguyễn Huệ
Hình ảnh chú gà của xuân Ất Dậu 2005 với chủ đề đường hoa "TP.HCM hội nhập và phát triển"
Đường hoa Nguyễn Huệ
Một Sài Gòn xưa với từng hàng xe lôi trên đường hoa xuân 2005

Ngoài ra, cảnh quan vùng duyên hải miền Trung với cổng đá, cát trắng, xương rồng xanh, và gốm Chăm cũng được tái hiện ngay trên con đường trung tâm của thành phố. Cuối đường hoa là “những mảng xanh của mạ non, hình ảnh ngày mùa đồng lúa chín, vườn mai vàng và nhộn nhịp chợ quê với các loại cây trái, thuyền dưa hấu, bưởi, mận, dừa…

Tết Bính Tuất 2006

Với chủ đề "Dáng Xuân", đường hoa Nguyễn Huệ Bính Tuất 2006 kéo dài từ 27 tết đến mùng 3 tết. Ngay trước cổng đường hoa sừng sững một tượng chó đá, còn trên bãi cỏ xanh là những chú chó đá xúm xít bên nhau.

Đường hoa Nguyễn Huệ
"Dáng xuân" trên đường hoa Nguyễn Huệ 2006
Đường hoa Nguyễn Huệ
Hình ảnh đàn chó đá là linh vật của năm Bính Tuất 2006

Đường hoa cũng dẫn khách thưởng ngoạn đến với những nét văn hóa dân tộc khi xem những chiếc cối đá, chum vại, hàng lu hũ, những chiếc vó bên ao nước, bông lục bình, và bù nhìn trên ruộng lúa. Ở đây còn có hoa đào phương Bắc, quang gánh, đồi cát miền Trung, và những tượng điêu khắc đá, tượng gốm…

Tết Đinh Hợi 2007

Với chủ đề "Trên đường hội nhập", khai mạc vào lúc 7h30 tối 28 tết (15/2/2007), Đường hoa Nguyễn Huệ Đinh Hợi 2007 kéo dài đến tối mùng 3 tết (19/2), với điểm nhấn là những con heo bằng đất và gốm bên cạnh 100.000 chậu hoa các loại cùng hình ảnh làng quê Nam bộ như con thuyền, cầu tre, đồng lúa, đường làng, các trò chơi dân gian được lồng trong tiếng suối chảy róc rách, tiếng chim hót…

Đường hoa Nguyễn Huệ
Rợp trời những cánh diều sặc sỡ với xuân "Trên đường hội nhập" của đường hoa Nguyễn Huệ 2007
Đường hoa Nguyễn Huệ
Năm 2007 - Đinh Hợi với những chú heo tượng trưng cho sự phồn thịnh và sung túc

Một nét mới của Đường hoa Nguyễn Huệ Đinh Hợi 2007 là Hồ Chúc phúc. Du khách đến đây thả những đồng xu cầu phúc cho bản thân, gia đình, bạn bè…

Tết Mậu Tý 2008

Kéo dài trong 6 ngày – từ 29 tết (5/2) đến mùng 4 tết (10/2), đường hoa Nguyễn Huệ Mậu Tý 2008 được hình thành theo chủ đề “Vượt sóng”.

Đường hoa Nguyễn Huệ
Người dân tấp nập du xuân bên gia đình chuột của Tết Mậu Tý 2008
Đường hoa Nguyễn Huệ
Lồng đèn kéo quân khổng lồ ngay đồng hồ trung tâm trước Sunwah Tower tỏa sáng đường hoa 2008 mang chủ đề "Vượt sóng"

Ngay từ đầu đường hoa là một “gia đình chuột” được tạo hình bằng các chất liệu mềm trông giống như sợi mây, sợi lát bện vào nhau to như người thật, cuối đường là mô hình một chiếc thuyền với cánh buồm lớn làm bằng hoa.

Đường hoa được sắp xếp theo các “phân cảnh” như “Sum họp”, “Hội nhập”, “Vượt sóng”… tương ứng với hình ảnh gia đình chuột (kết bằng lục bình), đèn kéo quân cao hơn 7 m, và con tàu hoa.

Tết Kỷ Sửu 2009

Tiếp nối chủ đề "Vượt sóng" của Đường hoa Mậu Tý 2008, "Vững tin" được chọn làm chủ đề cho Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Kỷ Sửu 2009, kéo dài trong 6 ngày từ 28 tết (23/1/2009) đến mùng 3 tết (28/1).

Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Kỷ Sửu 2009 khai mạc lúc 7h tối ngày 23 tháng 1, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đến dự và cắt băng khánh thành.

Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Kỷ Sửu 2009 được chia thành 7 phân khu, chuyển tải những ý nghĩa khác nhau: khởi nguồn, nghị lực, sáng tạo, tiến bước, đoàn kết, nguồn cội và vững tin với các tiểu cảnh gắn với những hình ảnh quen thuộc của thôn quê Việt Nam: con trâu, đồng quê, nghề nông...

Đường hoa Nguyễn Huệ
Đàn trâu của năm Kỷ Sửu 2009
Đường hoa Nguyễn Huệ
Sự tích Mai An Tiêm được kể lại trên hình ảnh những quả dưa hấu chạm khắc tinh xảo (2009) với chủ đề đường hoa là "Vững tin"

Đầu đường Nguyễn Huệ gần bùng binh Cây liễu bài trí hình ảnh làng quê thanh bình, con trâu, bến nước. Chủ đề cánh đồng quê, suối róc rách, tiểu cảnh phun nước, cầu tre lắt lẻo... cũng được xuất hiện.

Cuối đường hoa Nguyễn Huệ (đoạn gần bến Bạch Đằng) là một đồi dưa hấu có khắc hình Mai An Tiêm. Bên cạnh đó, hệ thống nhạc được thiết kế theo từng chủ đề của các phân đoạn tiểu cảnh kéo dài hơn 800m đường hoa. Người thưởng ngoạn đến từng khu sẽ được nghe những âm thanh đồng quê phù hợp.

Ước tính có gần 1 triệu lượt khách đến thưởng lãm Đường hoa Nguyễn Huệ Kỷ Sửu 2009.

Tết Canh Dần 2010

Trong chủ đề "Xuân bình minh" có sáu chủ đề nhỏ: Vầng Thái Dương, Xuân yêu thương, Bình minh tụ hội, Sức mạnh đoàn kết, Góc quê hương Hướng về Thăng Long.

Đường hoa Tết Canh Dần sẽ được thi công từ 8h ngày 3/2/2010 (20 tháng Chạp Kỷ Sửu) đến 18h ngày 11/2/2010 (28 tháng Chạp). Đường hoa sẽ hoạt động từ tối 28 tháng Chạp đến hết mùng 3 Tết Canh Dần. Trong khoảng thời gian thi công và hoạt động, các phương tiện giao thông bị cấm trên các tuyến đường như Nguyễn Huệ, Lê Lợi.

Đường hoa Nguyễn Huệ
Thế hổ uy nghi của Tết Canh Dần 2010 với chủ đề "Xuân bình minh"
Đường hoa Nguyễn Huệ
Người dân bắt đầu du xuân đón Tết Canh Dần trên đường hoa Nguyễn Huệ từ tối 28 tháng Chạp

Đường hoa có nhiều chương trình để du khách thưởng lãm, như: thi cắm hoa, phố đi bộ Lê Lợi, xem biểu diễn nhạc cụ dân tộc, múa sạp, trò chơi dân gian, các nhà mặt phố khu đường hoa sẽ trang hoàng lộng lẫy, biểu diễn Doorshows...

Ngày 11/02/2010, đường hoa Nguyễn Huệ chính thức mở cửa đón du khách trong và ngoài nước đến tham quan, thưởng lãm. Năm nay đường hoa tập trung vào hai hình ảnh: con hổ và tình yêu đôi lứa.

Đường hoa bắt đầu phục vụ khách từ ngày 11/2 (28 Tết) đến sáng 17/2 (mùng 4 Tết) trên trục đường Nguyễn Huệ.

Tết Tân Mão 2011

Đường hoa Nguyễn Huệ năm 2011 có chủ đề "Tầm cao mới", thể hiện những phấn đấu nỗ lực của thành phố để đạt được thành quả cao hơn về kinh tế, chính trị, xã hội.

Đường hoa Nguyễn Huệ
Đường hoa Nguyễn Huệ
Đường hoa Nguyễn Huệ
Đường hoa Nguyễn Huệ

Các phân đoạn trang trí trong đường hoa chuyển tải những chủ đề: Hồn Việt, Tết phương Nam, Nối vòng tay lớn, Vươn lên tầm cao mới, Xuân an vui, Hoa Xuân ca, Vào mùa Vườn Xuân. Đường hoa Nguyễn Huệ 2011 phục vụ công chúng trong 7 ngày, từ 19h ngày 31/1/2011 (28 tháng chạp) đến 22h ngày 6/2/2011 (mồng 4 Tết).

Tết Nhâm Thìn 2012

Chủ đề "Việt Nam quê hương tôi" gồm các phân đoạn của đường hoa tương ứng với các chủ đề nhỏ: Vườn mai Bác Hồ, Truyền thuyết hóa rồng, Đất nước trọn niềm vui, Vươn đến tương lai.

Các công việc chuẩn bị cho đường hoa được bắt đầu từ ngày 10/1/2012. Đường hoa được khai mạc vào lúc 19h ngày 20/1 (tức ngày 27 tháng Chạp) và phục vụ công chúng đến ngày 26/1 (tức mồng 4 Tết).

Đường hoa Nguyễn Huệ
Đường hoa Nguyễn Huệ
Đường hoa Nguyễn Huệ
Đường hoa Nguyễn Huệ
Đường hoa Nguyễn Huệ
Đường hoa Nguyễn Huệ
Đường hoa Nguyễn Huệ
Đường hoa Nguyễn Hệ 2012

Đầu đường hoa (phía trụ sở UBND TP.HCM) là đại cảnh rồng phun hoa và uốn lượn trên nền mây, được thực hiện với các chất liệu dây lục bình và tre đan.

Dọc đường là các tiểu cảnh như: bánh chưng, bánh tét, nón quai thao, đồng lúa, lũy tre, biển và đảo,... được tạo thành bằng các loài cây, hoa như hoa lan, cẩm chướng, cúc vạn thọ tây, hoa trạng nguyên...

Cuối đường là hình tượng rồng bằng mây tre kết hợp với nhiều chậu cúc mâm xôi và lồng đèn. Theo ước tính, có hơn một triệu lượt người tham quan đường hoa trong dịp Tết Nhâm Thìn.

 

Theo VTCnews/NLĐ

Các tin cũ hơn