“Trên góc độ cá nhân, những đối tượng nào là đối tượng nào sinh nhiều con trai. Những giới có tiền, có kiến thức mới sinh thêm con trai, còn đối với người vùng sâu vùng xa thì chuyện sinh con trai hay con gái cũng không quan trọng lắm. Bản thân họ không có tiền nên không dám đẻ nhiều. Trong khi đó các đối tượng giầu, sinh hai con gái rồi muốn sinh thêm con trai thực tế cũng không cần hỗ trợ.
Ảnh minh hoạ |
Vô hình chung, việc làm này lại càng tăng thêm định kiến, thậm chí là khẳng định các định kiến giới. Sau này giả sử tỷ lệ giới tính lại lật ngược lại, giới tính nữ lại áp đảo thì chính sách lại không phù hợp. Vì thế, biện pháp lâu dài cần phải tăng cường truyền thông và thay đổi hành vi nhận thức, đồng thời giám sát, xử lý tình trạng chẩn đoán giới tính thai nhi…”.
Ông Phạm Ngọc Tiến – Vụ trưởng Vụ Bình Đẳng giới (Bộ LĐTBXH)
“Bất cứ một văn bản pháp quy nào trước khi ban hành cũng đều cần phải lấy ý kiến của người dân, những đối tượng chịu sự quy phạm của văn bản đó. Nên chăng với chính sách này, Bộ y tế cũng nên thăm dò ý kiến của chính những gia đình sinh con một bề, để xem họ có cần được hỗ trợ hay không?. Bản thân họ thấy thế nào khi nghe chính sách này?...
Cá nhân tôi, thì cho rằng đây là chính sách không tưởng và cũng không cần thiết phải đưa ra một chính sách đi ngược lại với số đông người dân…”
Nguyễn Thị Diệu Hồng – Chuyên viên Vụ Bình đẳng giới (Bộ LĐTBXH)
Theo Danviet