Bức ảnh "Cưới ma" chấn động cộng đồng mạng Việt

Thứ sáu, 03/05/2013, 14:12
Một câu chuyện rùng rợn đi kèm với bức ảnh “Cưới ma” của Trung Quốc đang khiến cư dân mạng Việt bàn tán xôn xao.

Xuất hiện trên trang mạng hôm 2/5, “bức ảnh ma gây ám ảnh” do thành viên Quỳnh Lê đăng tải kèo theo đoạn nội dung khá dài: “Đọc xong "Cưới ma" của Chu Đức Đông, cũng lên mạng thử search (tìm kiếm) xem có cái ảnh nói trong truyện không. Thì ra là có. Đây là tấm ảnh cưới ma, từng được đưa làm bìa tạp chí Địa lý Trung Quốc vào cỡ khoảng những năm đầu 2000 gì đó, nằm trong bài viết về phong thổ Sơn Tây.  

Theo truyền thuyết nổi tiếng nhất về nó thì tấm ảnh được chụp vào một lúc nhập nhoạng của năm 1922, cô dâu trong ảnh đã chết, để cô ta đứng được mà chụp tấm ảnh này, người nhà đã phải buộc cái giá gỗ vào lưng cô ta, nên cái chân mới nhón lên không chạm đất thế kia. 

Nhiều người không hiểu tấm ảnh đáng sợ ở đâu, chỉ thấy có vẻ quái dị mà thôi. Nhưng thật ra tấm ảnh này rất là kinh, vẻ mặt của người trong ảnh, màu sắc của tấm ảnh và phông nền đều rất âm u.

Trước hết nhìn đôi chân cô gái, thấy nó lủng lẳng đúng không? Bây giờ phóng to mặt cô gái ra, thấy mắt cô ấy lộn tròng lên trên không? Nhận ra gì chưa? Theo dấu hiệu pháp y thì, đó chính là bộ dạng của người chết treo! Thu nhỏ ảnh lại để nhìn toàn cảnh phục sức cùng cái mũ cô gái, thấy cô ta có giống hình nhân bằng giấy để đốt không? Cuối cùng chú ý đến tay phải cô gái đi. Không có bàn tay phải... 

Trong truyện, Chu Đức Đông nói rằng nếu cặp đôi nào đến địa chỉ từng chụp bức ảnh này mà chụp, thì người mở mắt trong ảnh sẽ chết trước, người nhắm mắt chết sau. Và dù các anh chị í có mở to mắt đến đâu thì nhất định trong ảnh cũng có người nhắm người mở. Thế nên tiếp theo sau đó sẽ là tàn sát...”.

 Trung Quoc 

Bức ảnh gây xôn xao cộng đồng mạng Việt. 

Câu chuyện cùng bức ảnh này ngay khi đăng tải đã được cư dân mạng truyền tay nhau một cách nhanh chóng cùng nhiều bình luận khác nhau. Rất nhiều thành viên tỏ ra “run rẩy” trước khi đọc được những thông tin này. Nickname Van Ng. bình luận: “Nhìn ảnh không thấy sợ lắm nhưng đọc xong phần nội dung và phóng to mặt cô gái lại không dám nhìn. Tưởng tượng thôi mà lạnh hết người, nổi hết cả da gà…”.  

Thành viên Vương Đức Tr. thì suy đoán: “Theo người đăng ảnh thì đây là là bộ dạng của người chết treo nhưng có lẽ không phải. Để ý tay trái nếu chết treo thì 2 tay phải bám vào cổ hoặc duỗi thẳng ra do trọng lực nhưng đây tay lại khuỳnh ra điều này chứng tỏ người con gái bị thắt cổ chứ không phải là treo cổ mà chết”. 

Trước thông tin do Quỳnh Lê cung cấp, thành viên Dzu L. chia sẻ: “Theo mình biết, thì đây là đám cưới âm, một hủ tục của Trung Quốc. Khi người con gái chết mà chưa có gia đình, thì sẽ không được thờ trong họ, vì con gái là con người ta, do thương con nên ba mẹ (chủ yếu là người giàu có) sẽ kiếm một chàng trai nào đó nhà nghèo, nói thẳng ra là bị dụ làm đám cưới với thi thể của cô gái.

Việc làm đó chủ yếu là để có người lo hương quả cho cô gái, và gia đình nhà vợ không cấm người chồng cưới thêm vợ. Nhưng vợ sau chỉ là vợ thứ chứ không phải vợ cả. Lúc đi ngủ hay làm gì thì đều sắp xếp đồ vật có 3 người, ví dụ như đi ngủ lúc nào cũng có chiếc gối. Thậm chí giày để dưới giường cũng phải để 3 đôi”.  

Thành viên November Rain cho rằng: “Báo chí từng có lần đăng bài về tục lệ cưới cho người chết ở Trung Quốc hồi xưa. Cô gái trong bức ảnh là một người đã chết, và là con một 1 nhà phú hộ còn chàng trai là con nhà nghèo, được thuê để cưới mà thôi. Chẳng có ảnh "ma" gì ở đây hết...”. 

Một thành viên trên diễn đàn Vietyo lại phân tích: "Thứ nhất: Theo như nhà thể hiện học thì từ những năm 1930 đến đầu những năm 1945 thì chưa có máy ảnh màu... Màu sắc có thể gây khích động hoặc tạo cảm giác ghê rợn quá mức.

Thứ hai: Nhìn người phụ nữ có vẽ như đang lơ lửng. Thật ra theo tôi thấy đó là do sự tạo ảo ảnh vô tình trong đối xứng khung ảnh ghi lại... Nếu nhìn trên toàn diện thì các bạn sẽ thấy người phụ nữ thật ra đang đứng lùi hơn so với người đàn ông và so về chiều cao thì người phụ nữ sẽ không đổi so với người đàn ông.

Vậy nên nếu đèn chụp về cùng 1 phía đối diện 2 người thì bóng của người phải song song nhau, nhưng ở đây bóng của người phụ nữ lại tụt về phía sau trong khi người phụ nữ mang đồ nhiều hơn đáng lẽ bóng phải trải dài ra trước... Vậy thử hỏi nếu người phụ nữ lơ lửng thì bóng phải ở cùng chỗ với người đàn ông... 

Thứ ba: Cái gì mà "Theo dấu hiệu pháp y thì, đó chính là bộ dạng của người chết treo!". Theo tôi thì đó là do điểm ảnh trong những bức ảnh trắng đen (đã bị photoshop thành ảnh màu) vì đã biết mắt người có khả năng phản xạ lại 30-40% ánh sáng nó nhận được, cộng thêm với những máy ảnh thời xưa là lưu ảnh trên phim nên việc bắt ảnh làm thay đổi điểm ảnh là điều có khả năng xảy ra... 

Thứ tư là nếu bạn chú ý thì tay phải người phụ nữ không hiện trên ảnh và bên phải ảnh thì có hiện cục trắng trắng như tay trái. Nhưng thực tế mình biết thì người phụ nữ đang cầm cái khăn và để lộ nó ra ngoài, đó là 1 trong những lễ phục cưới hồi xưa của bên Tàu"...

Theo Kienthuc

 

Các tin cũ hơn