Ngày 10/10, hàng ngàn người biểu tình đã tụ tập trở lại ở trung tâm Hồng Kông để tiếp tục gây sức ép đòi dân chủ sau khi chính quyền Hong Kong quyết định hủy đàm phán với sinh viên vì thấy số lượng người biểu tình ngày càng thưa thớt.
Biểu tình Hồng Kông tiếp tục rầm rộ trở lại.
Cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay đã làm rung chuyển cả Hồng Kông, vào lúc cao điểm có tới hàng chục ngàn người đã đổ ra các tuyến phố để đòi được tổ chức bầu cử phổ thông đầu phiếu và buộc Trưởng Đặc khu Lương Chấn Anh (Leung Chun-ying) từ chức.
Tối thứ Sáu, nhiều người biểu tình đã mang theo lều bạt tới các tuyến phố trung tâm để chiếm giữ khu vực này lâu dài, bất chấp việc cảnh sát yêu cầu họ tháo dỡ vật cản trên các tuyến đường ra vào trung tâm tài chính của thành phố, gây ra tình trạng hỗn loạn và tắc nghẽn giao thông kéo dài nhiều km.
Cảnh sát Hồng Kôngtuyên bố sẽ “hành động” vào thời điểm thích hợp, nhưng họ không nói rõ sẽ hành động như thế nào.
Wong Lai-wa, một sinh viên 23 tuổi tuyên bố: “Tôi vừa mới dựng trại dưới chân cầu, và tôi sẽ tới chiếm trung tâm bất cứ khi nào có thể. Ban ngày tôi có thể sẽ phải trở lại trường, nhưng tôi sẽ quay lại đây bất cứ lúc nào”.
Nữ sinh viên Hồng Kôngphát đi lời kêu gọi người biểu tình trở lại.
Hiện Trung Quốc đang thực hiện chính sách “một quốc gia, hai chế độ” đối với Hồng Kôngkể từ khi thành phố này được trao trả lại cho Bắc Kinh năm 1997, cho phép người dân Hồng Kôngtiếp tục được hưởng một số quyền tự trị và tự do nhất định, đồng thời hướng đến mục tiêu tổ chức bầu cử phổ thông đầu phiếu.
Tuy nhiên đến tháng 8 vừa rồi, Trung Quốc ra quyết định sẽ giám sát chặt chẽ cuộc bầu cử Trưởng Đặc khu Hồng Kôngvào năm 2017, và người dân chỉ được lựa chọn những ứng cử viên đã được một ủy ban thân Trung Quốc phê duyệt.
Quyết định này đã làm người dân Hồng Kôngnổi giận và tổ chức biểu tình đòi dân chủ. Trung Quốc coi cuộc biểu tình này là “phi pháp”, đồng thời chỉ trích Mỹ đã “phát đi thông điệp sai” tới người biểu tình nhằm “cố tình công kích” Trung Quốc.
Trước đó, một báo cáo thường niên của Quốc hội Mỹ đã nói rằng Mỹ cần phải tăng cường ủng hộ dân chủ và phổ thông đầu phiếu ở Hồng Kông.
Tuy nhiên, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tuyên bố chính sách của Trung Quốc đối với Hồng Kôngsẽ không thay đổi, và vấn đề Hồng Kônglà “chuyện nội bộ của Trung Quốc”.
Hàng ngàn sinh viên tập trung ở tuyến phố trung tâm Hồng Kông.
Sau 3 tuần đấu tranh liên tục nhưng vấp phải phản ứng kiên quyết từ phía Bắc Kinh và chính quyền Hồng Kông, phong trào biểu tình ở đây đã hạ nhiệt, và lãnh đạo sinh viên biểu tình đã nhất trí đàm phán với chính quyền.
Tuy nhiên, họ đã rất tức giận khi cuộc đàm phán bị chính quyền Hồng Kônghủy bỏ, và sinh viên lên tiếng cáo buộc chính quyền “trở mặt”. Lãnh đạo biểu tình đã lên tiếng kêu gọi mọi người quay trở lại địa điểm biểu tình.
Hàng ngàn người đã hưởng ứng lời kêu gọi đó và quay lại các tuyến phố trung tâm với các trạm tiếp tế đồ nhu yếu phẩm tiếp tục được dựng lên. Họ cũng xây dựng nhiều nhà tắm dã chiến và lều bạt để có thể ngủ qua đêm ngay trên đường phố.
Sinh viên đổ về ngày càng đông ở khu mua sắm Mongkok và khu Admiralty, chiếm giữ các tuyến đường khiến tình trạng giao thông ở đây rơi vào cảnh tê liệt.
Trong khi đó, một số nghị sĩ có cảm tình với phong trào sinh viên cũng đã gia tăng sức ép lên chính quyền thành phố. Hôm thứ Năm, họ đã đe dọa sẽ phủ quyết một số đề nghị cấp ngân sách của chính quyền, đồng thời tìm cách làm tê liệt hoạt động của cơ quan chính quyền Hồng Kông.
Theo Khám phá