Trải qua hàng trăm năm, chùa Giác Lâm có nhiều tên gọi khác nhau như: Chùa Cẩm Sơn, Sơn Can hay Cẩm Đệm. Ngày nay, chùa Giác Lâm tọa lạc tại 118 Lạc Long Quân, phường 10, quận Tân Bình, TP.HCM. Chùa được cư sĩ Lý Thụy Long xây dựng năm 1744.
Được xây dựng sớm nhất ở đất Gia Định – Sài Gòn, chùa Giác Lâm được xem là ngôi chùa có tuổi đời lâu nhất tại TP.HCM
Kiến trúc chùa Giác Lâm được xem là tiêu biểu cho lối kiến trúc chùa Nam Bộ. Chùa hình chữ nhật, gồm 3 lớp nhà chính: chính điện, giảng đường, nhà trai, không kể các nhà phụ. Năm 2007, khởi công xây dựng khu giảng đường và tăng xá.
Toàn chùa có 38 ngọn tháp, các tháp này được xây dựng đầu thế kỷ XIX, tồn tại đến nay đã gần 200 năm, với kỹ thuật xây dựng tinh vi trong việc dùng chất kết dính bằng hỗn hợp vôi, đường, ô dước… Phong cách nghệ thuật trên các tháp mang yếu tố dung hợp các luồng văn hóa giữa các cộng đồng tộc người đang sống cộng cư ở Nam bộ như Khmer, Việt, Chăm...
Chùa hiện lưu giữ 118 pho tượng (106 tượng gỗ, 7 tượng đồng, 5 tượng bằng xi măng), trong đó có 113 pho tượng cổ. Trong các pho tượng cổ có bộ tượng Thập Bát La Hán, bộ tượng Thập Điện, bộ tượng Phật và Tứ Chúng gây được sự chú ý của khách đến chiêm bái nhiều nhất.
Chùa Giác Lâm là nơi chứa đựng nhiều tư liệu quý báu về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc tôn giáo. Ngày xuân nơi đây đón hàng ngàn khách thập phương và du khách quốc tế đến lễ Phật tôn kính và chiêm ngưỡng nét cổ kính uy nghiêm của chùa.
Bảo tháp xá lợi gồm 7 tầng hình lục giác nằm ở phía trước chùa.
Tượng đá trước chùa.
Kiến trúc chùa Giác Lâm được xem là tiêu biểu cho lối kiến trúc chùa Nam Bộ. Chùa hình chữ nhật, gồm 3 lớp nhà chính: chính điện, giảng đường, nhà trai, không kể các nhà phụ. Năm 2007, khởi công xây dựng khu giảng đường và tăng xá.
Toàn chùa có 38 ngọn tháp, các tháp này được xây dựng đầu thế kỷ XIX, tồn tại đến nay đã gần 200 năm, với kỹ thuật xây dựng tinh vi trong việc dùng chất kết dính bằng hỗn hợp vôi, đường, ô dước…
Chính điện của ngôi chùa cổ gần 300 năm giữa Sài Gòn.
Ánh sáng rọi vào chính điện
Trong các pho tượng cổ có bộ tượng Thập Bát La Hán, bộ tượng Thập Điện, bộ tượng Phật và Tứ Chúng gây được sự chú ý của khách đến chiêm bái nhiều nhất.
Đến nơi đây nhiều người cảm giác thật yên bình.
Theo Khám phá