Cầu Nhật Tân là cây cầu số 7 bắc qua sông Hồng - đoạn chảy qua địa phận Thủ đô Hà Nội. Dự án cầu Nhật Tân và đường dẫn hai đầu cầu có tổng mức đầu tư 89,943 tỷ yên Nhật (tương đương 13.626 tỷ đồng).
Cầu Nhật Tân có kết cấu nhịp của cầu chính theo dạng cầu dây văng nhiều nhịp với 5 trụ tháp hình thoi và 6 nhịp dây văng nối quận Tây Hồ với huyện Đông Anh.
Cầu chính Nhật Tân là một trong số rất ít cầu dây văng liên tục nhiều nhịp trên thế giới, ngoài công nghệ thi công cầu dây văng nhiều nhịp, thì phần cầu chính còn áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến lần đầu được áp dụng ở Việt Nam.
Công nghệ hộp neo bằng thép trên trụ tháp, hệ thống quan trắc theo dõi với nhiều thiết bị hiện đại như đo lực căng cáp văng, đo ứng suất cốt thép, dầm thép…
Cầu Nhật Tân dài 3,7km trong đó có cầu chính vượt sông Hồng dài 1,5km với 5 trụ tháp tượng trưng cho 5 cửa ô của Thủ đô, chào đón bạn bè quốc tế đến với Hà Nội.
Cầu được thi công bằng phương án đúc hẫng cân bằng.
Rào ngăn và hành lang bằng thép chắc chắn.
Cầu Nhật Tân có đường dẫn 5.170m; rộng 33,2m.
Có điểm đầu ở phường Phú Thượng (quận Tây Hồ).
Điểm cuối giao với quốc lộ 3 tại km7+100, xã Vĩnh Ngọc (huyện Đông Anh).
Trước ngày đưa công trình vào sử dụng (4/1/2015), đường dẫn về cầu Nhật Tân đang được trang trí rất đẹp mắt.
Một cây cầu vượt dành cho người đi bộ và xe đạp bên phía đường dẫn quận Tây Hồ.
Hệ thống biển báo giao thông được lắp đặt…
Vạch phân làn đường và chỉ dẫn hướng đi cũng đã hoàn thiện trước ngày thông xe.
Các hạng mục vườn cây xanh và đường dẫn cũng đang được gấp rút hoàn thiện.
Những tấm băng rôn chào mừng ngày khánh thành cũng được căng trên các cột đèn của cầu để đón ngày thông xe.
Trong những ngày trước khi thông xe, nhiều đoàn cơ quan chức năng tới kiểm tra và tham quan công trình.
Công nhân đang chỉnh trang và dọn vệ sinh mặt đường để đón chào ngày cầu Nhật Tân đưa vào sử dụng. Cây cầu dây văng dài nhất Việt Nam sẽ cải thiện đáng kể thời gian đi lại của người dân từ Nội Bài về Trung tâm Thủ đô và ngược lại. |
Theo Trí thức trẻ