1. Vụ khủng bố ở Mỹ ngày 11/9 là một trong những vụ tấn công thảm khốc nhất lịch sử hiện đại. Báo cáo của Ủy ban điều tra vụ 11/9 cho biết 19 tên không tặc đã trực tiếp gây ra sự việc. Trong số này, 6 tên là anh, em ruột của nhau, chúng luôn sát cánh trong mỗi vụ tấn công. Ảnh: AP |
|
Hai anh em Hamza (giữa) và Ahmed al-Ghamdi (bên phải) là một trong số những kẻ không tặc đã khống chế chuyến bay số hiệu 175 của hãng United Airlines. Chúng ngồi sát nhau trên phi cơ, số ghế 9C và 9D. Trong khi đó, chuyến bay số hiệu 11 của hãng American Airlines do hai tên anh, em khác là Waleed và Wail al-Shehri, khống chế. Waleed và Wail cũng ngồi gần nhau trong khoang thương gia. Trên chuyến bay số hiệu 77 của American Airlines, hai anh em Nawaf và Salem al-Hamzi ngồi cạnh nhau trước khi chúng ép buộc phi công đâm máy bay vào Lầu Năm Góc. Ảnh: ABC News |
|
2. Vụ đánh bom các hộp đêm ở đảo du lịch Bali nổi tiếng tại Indonesia vào tháng 10/2002 khiến hơn 200 người thiệt mạng. Nhà điều tra cho biết, 3 tên trong số các thủ phạm là anh em. Ảnh: Global Security |
|
Đó là các tên Ali Imron, Amrozi Nurhasyim (phải), và Ali Ghufron (trái). Ali Ghufron là anh cả, y đã dẫn dụ các em của mình tham gia vụ tấn công. Ghufron và người em Nurhasyim đã bị xử tử ở pháp trường vào tháng 11/2008 vì vai trò là những kẻ chủ chốt trong vụ khủng bố. Người em còn lại, tên Imron, tỏ ra hối hận và hợp tác với nhà điều tra nên y nhận bản án tù chung thân. Ảnh: VOA |
|
3. Vụ nổ bom tại cuộc thi chạy marathon ở thành phố Boston, bang Massachusetts (Mỹ) vào ngày 15/4/2013 tuy không gây ra thương vong khốc liệt (3 người chết và gần 300 người bị thương) nhưng vẫn khiến nước Mỹ bàng hoàng. Nhà điều tra ngay sau đó đã xác định thủ phạm là hai anh em, tên Dzhokhar và Tamerlan Tsarnaev, nhờ hàng loạt hình ảnh và video hiện trường do người dân cung cấp. Ảnh: BBC |
|
Người anh Tamerlan thiệt mạng vì trúng đạn của cảnh sát trong chiến dịch truy lùng quy mô lớn của lực lượng an ninh vào rạng sáng ngày 19/4. Dzhokhar chạy trốn được, nhưng cũng nhanh chóng bị bắt vào buổi chiều cùng ngày. Dzhokhar bị buộc tội sử dụng vũ khí hủy diệt gây ra thương vong lớn và phá hoại tài sản. Phiên tòa xét xử Dzhokhar diễn ra tại Mỹ từ cuối năm 2014. Vụ tấn công khiến người dân Mỹ lo lắng, vì chính quyền không có cảnh báo an ninh nào trước khi sự việc xảy ra. Ảnh: AFP |
|
4. Hiện trường vụ thảm sát tại tòa soạn báo trào phúng Charlie Hebdo ở Pháp vào đầu năm 2015. Sự việc khiến không chỉ người dân nước này mà cả thế giới rúng động. Hai thủ phạm chính gây ra vụ khủng bố khiến 12 người thiệt mạng là hai anh em nhà Kouachi, tên Cherif (32 tuổi) và người anh Said (34 tuổi), người gốc Algeria và theo đạo Hồi. Cả hai trưởng thành trong cô nhi viện từ khi còn nhỏ, sau khi bố, mẹ của Cherif và Said cùng các con nhập cư vào Pháp. Theo BBC, Cherif từng ngồi tù vào năm 2008, và là một kẻ "quen mặt" của cảnh sát vì từng liên quan đến những hoạt động của phiến quân Hồi giáo. Ảnh: Ents Image |
|
Sau vụ thảm sát ở tòa soạn Charlie Hebdo, cảnh sát cho biết họ tìm thấy chứng minh nhân dân của tên Said bỏ lại trong một xe ôtô gần hiện trường. Lực lượng an ninh nhanh chóng phát động chiến dịch truy lùng quy mô lớn. Trên đường chạy trốn, anh em Kouachi đã bắt giữ các con tin trong một xưởng in ở phía Đông Bắc Paris. Sau một hồi giằng co, cảnh sát xông vào xưởng in, nổ súng tiêu diệt anh em Kouachi và giải thoát các con tin vào ngày 7/1. Ảnh: AFP |
Theo Zing