Cho đến ngày 8/1/2015, Cơ quan công trình công cộng trung tâm Ấn Độ CPWD mới đưa ra quyết định chính thức về việc nghỉ làm trái phép của ông Verma. Tính đến thời điểm này, ông đã “nghỉ phép” hơn 24 năm.
Trong thời gian đó, ông Verma nhiều lần đã tìm cách xin nghỉ phép thêm nhưng không được chấp nhận. Mặc dù vậy, ông vẫn từ chối quay trở lại làm việc.
Ảnh minh họa. |
Thậm chí khi cuộc điều tra ông Verma về tội cố ý trốn việc được tiến hành trong năm 1992, ông đã từ chối hợp tác.
Đến năm 2007, Bộ trưởng Bộ phát triển đô thị lúc đó đã chấp nhận chi ra một khoản phí để giải quyết vấn đề này nhưng vẫn không đạt được kết quả.
Cho đến đầu năm 2015, Bộ Phát triển Đô thị Ấn Độ mới quyết định sa thải ông Verma vì nghỉ phép đến 24 năm.
Theo báo cáo từ năm 2012, do Công ty tư vấn rủi ro chính trị và kinh tế, trụ sở ở Hong Kong công bố, tệ quan liêu ở Ấn Độ là nghiêm trọng nhất trong số các nước lớn ở Châu Á. Giới công chức Ấn Độ từ lâu đã nổi tiếng về tình trạng đi làm trễ, dùng bữa trưa lâu.
Theo hãng tin Reuters, luật lao động Ấn Độ còn khá nhiều hạn chế, đặc biệt, công chức chỉ có thể bị sa thải vì lý do vi phạm pháp luật.
Nhưng nhiều thứ đã được thay đổi kể từ khi ông Bộ trưởng Bộ phát triển đô thị Shri M.Venkaiah Naidu lên nhậm chức từ tháng 3/2014. Ông cho rà roát lại mọi trường hợp cố ý nghỉ làm tương tự như ông Verma đã bị “bỏ xó” từ năm 2007.
Thậm chí, cũng năm 2014, Ấn Độ đưa ra các chính sách, biện pháp hạn chế tình trạng giới chức thường xuyên vắng mặt tại nơi làm việc. Điển hình là chương trình điểm danh bằng dấu vân tay để kiểm soát giờ làm việc của công chức và kết quả báo cáo được đăng trực tiếp trên trang web.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin Mashable. Đây là website tin tức, công nghệ và mạng xã hội được thành lập năm 2005.
Theo Infonet