Vội vã ràng buộc mình vào hôn nhân khi đang ở độ tuổi ăn chơi, bạn sẽ sớm hối hận, tiếc nuối vì mình không còn được tự do bay nhảy như đám bạn bè nữa. Còn ở tuổi 30, những gì bạn mong muốn là một cuộc sống ổn định, một mái ấm hạnh phúc. Kết hôn ở độ tuổi này, bạn sẽ không cảm thấy tiếc nuối vì mình không còn được rong chơi nữa.
2. Bạn có đủ thời gian để vực dậy từ những đau khổ trong tình yêu
Sau khi tình đầu tan vỡ, trái tim chưa kịp được hàn gắn dễ khiến bạn mủi lòng trước những ánh mắt yêu thương hay cử chỉ quan tâm.
Để rồi, bạn liều mình kết hôn mà không chắc mình có yêu người đó hay không hay họ có hợp với bạn không. Trái lại, ở tuổi 30, bạn có đủ thời gian để vực dậy sau những mối tình tan vỡ, bạn bước vào hôn nhân với trái tim không còn bị tổn thương nữa.
3. Ở tuổi 20, bạn dễ sa ngã
Ở tuổi 20, bạn dễ sa ngã trong tình yêu, thậm chí quyết định kết hôn với một người hoàn toàn không phù hợp, vì lúc ấy bạn sẵn sàng bất chấp mọi lời ngăn cản, góp ý của bố mẹ, bạn bướng bỉnh bảo vệ cái tôi của mình đến cùng mà không biết rằng mình đang bước đi trên con đường sai lầm.
Ở tuổi 30, thời gian, sự từng trải cho bạn bản lĩnh để không dễ dàng vấp ngã, mà nếu có vấp ngã cũng biết cách tự mình đứng dậy.
4. Ở tuổi 30, bạn đã đủ trưởng thành và có kỹ năng giao tiếp tốt hơn
Thay vì cãi vã vì những chuyện nhỏ nhặt và không biết cách giải quyết tích cực, kết hôn ở tuổi 30, bạn đủ trưởng thành và biết cách giao tiếp tốt hơn với bạn đời. Nhờ vậy, cuộc hôn nhân của bạn cũng "khỏe mạnh" hơn.
5. Bạn biết những gì mình muốn
Bạn sẽ không lãng phí thời gian hẹn hò với một đối tượng không tiềm năng khi đã bước sang tuổi 30. Những năm 20, bạn có thể thoải mái rong chơi trên tình trường, yêu hết người này đến người khác, vì lúc ấy bạn còn trẻ, bạn chưa bị ai thúc giục chuyện cưới xin.
Nhờ đó, khi bước vào tuổi 30, bạn sẽ tìm ra được câu trả lời: đâu là mẫu người mình mong muốn nhất và bạn trông đợi gì vào hôn nhân. Nếu như kết hôn ở tuổi 20, bạn sẽ không có đủ thời gian để trải nghiệm cuộc sống, trải nghiệm chuyện yêu đương để biết được những điều này.
6. Bạn tự tin hơn
Kinh nghiệm sống, sự nghiệp, cách giao tiếp... tất cả những điều đó bạn được trau dồi qua những năm tháng tuổi trẻ nên ở tuổi 30, bạn trở thành con người tự tin hơn hẳn. Điều này cũng giúp bạn tìm được đối tác phù hợp hơn để kết hôn. Trong khi đó, ở tuổi 20, mọi thứ với bạn đều trắng tay hoặc còn non nớt. Sự thiếu tự tin dễ khiến bạn không đưa ra được sự lựa chọn chính xác cho cuộc hôn nhân của mình.
Kết hôn ở tuổi 30
7. Ở tuổi 30, bạn có khả năng kiếm tiền và biết cách quản lý tiền bạc hơn
Tiền bạc là một trong những lý do lớn tạo ra xung đột giữa các cặp vợ chồng, và đó cũng là nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng trẻ ly hôn.
Khi kết hôn ở tuổi 20, hầu hết chúng ta còn đang loay hoay với việc kiếm tiền, thu nhập chưa ổn định. Cũng vì mới chập chững trên con đường tự lập kiếm tiền nuôi thân nên ở tuổi 20, kinh nghiệm quản lý tiền bạc của bạn còn hạn chế. Những điều này, khi đã bước vào độ tuổi 30, bạn sẽ sành sỏi hơn rất nhiều, điều đó tạo tiền đề cho một cuộc hôn nhân bền vững.
8. Ở tuổi 30, bạn đã có sự ổn định cơ bản trong công việc
Kết hôn sớm đồng nghĩa với việc bạn hoặc sẽ chưa tìm được việc làm, hoặc công việc bấp bênh chưa đâu vào đâu. Đổi lại, nếu bạn kết hôn muộn, bạn có nhiều thời gian đầu tư cho sự nghiệp của mình trước đó, nhờ vậy, đến thời điểm lấy chồng, bạn đã có được một công việc tương đối ổn định. Sự ổn định về công việc không chỉ giúp bạn vững vàng về tài chính để kết hôn mà còn nới lỏng cho bạn một chút thời gian để tập trung cho gia đình.
9. Bạn từng trải qua thời gian sống một mình - bước tập dượt trước khi kết hôn
Kết hôn ở tuổi 30 nghĩa là bạn đã trải qua một vài năm sống độc thân hoặc chung sống với bạn bè. Khoảng thời gian đó, bạn sống có trách nhiệm và tự lập hơn, đó chính là bài học quan trọng cho hôn nhân sau này. Trong khi đó, nếu đã sớm kết hôn ở tuổi 20, bạn gần như không có cơ hội để trải nghiệm những điều này.
10. Bạn có thể tự bảo vệ tiếng nói của mình
Khi bạn ở tuổi 20, tình yêu và quyết định quan trọng của cuộc đời bạn phải đối mặt với rất nhiều áp lực từ bạn bè, gia đình, xã hội. Tiếng nói của bạn sẽ khó mà thắng nổi các tiêu chuẩn mà xã hội, gia đình, bạn bè đặt ra. Ở tuổi 30, bạn đủ can đảm để bảo vệ tiếng nói và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Nhờ đó, kết hôn ở tuổi 30, bạn sẽ lựa chọn được người đàn ông mà mình mong muốn chung sống nhất, không phải người mà gia đình bạn áp đặt hay bạn bè bạn ước ao. Mình bạn biết đó là người phù hợp nhất để đồng hành với bạn suốt chặng đường còn lại, không lệ thuộc vào quyết định, những lời bàn tán khách quan.