Theo ghi nhận, các căn nhà kỳ quái nêu trên chủ yếu tập trung ở đường Bạch Đằng, Hồng Hà (quận Tân Bình), Kinh Dương Vương (quận Bình Tân), đường Tam Bình (quận Thủ Đức, TP.HCM) - nơi đã, đang thi công các công trình nâng cấp, mở rộng đường. Nâng đường, hạ đường, dân khổ đủ đường là một thực tế đang diễn ra ở TP.HCM.
Đường Bạch Đằng, quận Tân Bình, TP.HCM vẫn còn thi công nham nhở mặc dù dự kiến ban đầu sẽ hoàn thành trong tháng 1/2016. |
Dù con đường chưa hoàn thành nhưng nhà dân 2 bên đã trở thành nhà sàn, với sàn nhà cao hơn mặt đường cả mét. Ông Vũ Văn Cương (ngụ đường Bạch Đằng) ngao ngán: “Không biết trước khi thi công, chính quyền có xuống khảo sát hay không mà nhà lại cao hơn mặt đường cả mét, nhiều nhà phải trèo mới vô được, trông không giống ai”. |
Một cửa hàng kinh doanh ế ẩm do đường Tam Bình, quận Thủ Đức bị nâng lên đột ngột. Bà Lê Thị Tuyết Hoa, ngụ phường Hiệp Bình Chánh, cho biết bà bị đau khớp do phải trèo lên các bậc tam cấp hàng trăm lần mỗi ngày để bán hàng |
Trên tuyến đường Tam Bình, quận Thủ Đức chỗ nâng cao nhất là ở phường Tam Phú, với độ dốc từ nhà so với mặt đường là 1,5m. |
Người dân di chuyển mất an toàn trên đường Kinh Dương Vương, quận Bình Tân (đoạn trước Bến xe Miền Tây). Theo tìm hiểu, đường Kinh Dương Vương, đoạn từ vòng xoay Phú Lâm đến vòng xoay An Lạc sẽ được nâng lên để chống ngập. |
Sau khi nâng đường, tại hẻm 574, đường Kinh Dương Vương (quận Bình Tân), hàng loạt ngôi nhà biến thành hầm. “Đường cao hơn nhà cả thước khiến nhà tối tăm, ẩm thấp, kinh doanh ế ẩm nhưng đâu phải ai cũng có tiền để nâng nền cao bằng đường” - một hộ dân trong hẻm 574, nói. |
Mặc dù đang thi công nhưng đường Kinh Dương Vương, quận Bình Tân đã cao ngang xe hơi. Bà Nguyễn Thị Hằng (sống trên đường Kinh Dương Vương) cho biết nếu nâng nhà gần 1 m, gia đình bà không đủ kinh phí |
Nắp hố ga dự kiến trên đường Kinh Dương Vương cao khoảng 80cm. Nếu người dân muốn nước không tràn vào nhà và không leo dốc thì phải nâng lên khoảng 1m |
Theo NLĐ