|
Chân dung nữ diễn viên Ấn Độ bị cưỡng hiếp gây phẫn nộ |
Theo Straits Times, nữ diễn viên bị cưỡng hiếp tại bang miền Nam Ấn Độ Kerala tối ngày 17.2. Trong đơn tố cáo gửi cảnh sát, nữ diễn viên cho biết, cô bị bắt cóc bởi nhóm đàn ông lạ mặt suốt 2 giờ, bị tấn công tình dục trên một chiếc xe ôtô đang chạy và bị đe dọa tống tiền. Cảnh sát bảo vệ danh tính nữ diễn viên để bảo vệ nạn nhân.
Cụ thể, buổi tối ngày 17.2, nữ diễn viên được nhà sản xuất cử người tới tận nhà đón tới studio để lồng tiếng. Chiếc xe chở cô bất ngờ bị một chiếc xe tải đâm trúng. Sau đó, những người đàn ông trên chiếc xe tải lao xuống, nhảy vào xe của nữ diễn viên rồi bắt cóc cô.
|
Vẻ đẹp ngọt ngào, quyến rũ của nữ diễn viên |
Cảnh sát cho biết, vụ tai nạn xe rõ ràng đã được lên kế hoạch trước. Nữ diễn viên cũng cho biết, nhóm đàn ông đã cưỡng hiếp cô rồi quay lại video và đe dọa tống tiền cô. Sau đó, chúng thả cô ở ngoại ô thành phố Kochi. Hôm qua (20.2), cảnh sát Kerala đã bắt giữ 2 người đàn ông, bao gồm lái xe của nữ diễn viên.
Các nhà điều tra tuyên bố, người lái xe này cũng tham gia vào âm mưu bắt cóc, cưỡng hiếp và tống tiền nữ diễn viên. Họ cũng cho biết thêm rằng, vụ việc được dàn dựng bởi ít nhất 7 người. Nghi phạm chính được cho là cựu tài xế của nữ diễn viên, hiện chưa bị bắt giữ. Cảnh sát đang truy lùng những nghi phạm còn lại.
|
Vụ bắt cóc cưỡng hiếp và tống tiền nữ diễn viên được mô tả là "một tội ác ghê tởm" đã khiến dư luận Ấn Độ phẫn nộ. Các nhà hoạt động đã tổ chức biểu tình tại thành phố cảng Kochi vào ngày 19.2 để yêu cầu cảnh sát vào cuộc, điều tra sự việc và bắt giữ các nghi phạm.
Bạo lực bao gồm cưỡng hiếp nhằm vào phụ nữ Ấn Độ đã khiến cả thế giới chú ý sau vụ một nữ sinh viên bị cưỡng hiếp tập thể đến chết trên xe buýt ở New Delhi năm 2012.
Ấn Độ đã cố gắng dẹp bỏ vấn nạn này bằng cách tăng nặng hình phạt dành cho kẻ cưỡng hiếp, tấn công bằng axit và bạo lực gia đình. Tuy nhiên, nạn cưỡng hiếp ở Ấn Độ vẫn không giảm.
Theo Cục Tội ác Hồ sơ quốc gia, 327.394 tội ác chống lại phụ nữ đã được báo cáo với cảnh sát vào năm 2015, trong đó có các vụ hiếp dâm, bắt cóc, quấy rối tình dục, buôn bán, lạm dụng tình dục... Tuy nhiên, các nhà hoạt động nói rằng, số liệu trên chỉ là muối trong bể vì có nhiều trường hợp nạn nhân không lên tiếng tố cáo thủ phạm mà im lặng chịu đựng xấu hổ, sợ điều tiếng và quan niệm đổ lỗi cho nạn nhân ở Ấn Độ vẫn rất nặng nề.
Theo Dân Việt