Nga-Thổ bình thường hóa quan hệ song phương
Tờ Bild viết, trong cuộc hội đàm diễn ra cuối tuần này, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan lại trở thành "những người bạn thân thiết". Họ đã nhất trí sự tăng cường quan hệ chính trị, quân sự và kinh tế; thương mại và du lịch giữa hai nước.
Ngoài ra, các nhà lãnh đạo hai nước đã ký thỏa thuận rút dần những biện pháp trừng phạt của Nga nhằm vào Thổ Nhĩ Kỳ, được Moscow áp đặt sau vụ máy bay tiêm kích F-16 Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay ném bom tiền tuyến Su-24 Nga, hồi tháng 11/2015.
Theo như kết quả được thông báo, có lẽ cà chua là chủ đề duy nhất mà Moscow và Ankara đã không đạt được thỏa thuận. Tại cuộc họp ở Sochi, các ông Putin và Erdogan thống nhất ở hầu như mọi điểm, đề tài tranh cãi duy nhất của họ là xuất khẩu cà chua từ Thổ Nhĩ Kỳ sang Nga.
Tờ báo nhấn mạnh, trong thời gian dài Thổ Nhĩ Kỳ không thể bán các sản phẩm nông nghiệp sang Nga, trong đó có cà chua. Và đến cuộc thảo luận lần này, lãnh đạo hai nước chưa đạt được thỏa thuận này, bởi trong giai đoạn quan hệ hai bên gián đoạn, nông dân Nga đã tích cực trồng cà chua với sự hỗ trợ của chính phủ.
Tuy nhiên, bỏ qua vấn đề, tại một cuộc họp báo ông Putin cho biết quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã được bình thường hóa. “Chúng tôi tin giai đoạn phục hồi quan hệ đã hoàn thành” - ông chủ Điện Kremlin cho biết.
Đáp lại, ông Erdogan đã cảm ơn “người bạn Putin” về sự đón tiếp nồng hậu và cho biết, nước này sẽ nỗ lực hàn gắn quan hệ với Nga, đồng thời sẽ tích cực phối hợp với Nga trong việc giải quyết các sự vụ quốc tế.
Ngoài những vấn đề chính trong quan hệ song phương, tờ Bild cho biết, chủ đề chính của cuộc đàm phán là cuộc xung đột Syria, đặc biệt là vấn đề giải quyết bất đồng Nga-Thổ Nhĩ Kỳ trong vấn đề Iran, người Kurd và đặc biệt là tương lai của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phải phối hợp chặt chẽ với Nga nhằm tìm kiếm một giải pháp chấm dứt xung đột ở Syria, mang lại hòa bình cho nhân dân nước này.
Nga-Thổ tìm kiếm hòa bình cho Syria
Nga và Thổ Nhĩ Kỳ một lần nữa nhấn mạnh quan điểm là chỉ có thể ổn định tình hình Syria bằng các biện pháp chính trị và ngoại giao, đồng thời cam kết sẽ tiếp tục thúc đẩy sự hợp tác, các cơ quan an ninh và quân đội hai nước sẽ làm việc chặt chẽ hơn nữa trong cuộc chiến chống khủng bố.
Vừa qua, Moscow và Ankara cũng quyết định thành lập 4 khu vực an toàn (Safe-zones), bao gồm toàn bộ tỉnh Idlib đến biên giới Thổ Nhĩ Kỳ; khu vực phía bắc thành phố Homs, khu ngoại ô Đông Ghouta của Damascus và khu vực phía nam, giáp biên giới với Jordan và Israel.
Damascus đã nhiều lần tố cáo, Ankara chính là kẻ đứng sau các tổ chức khủng bố, đối lập phá nát Syria |
Theo kế hoạch, các lực lượng chính phủ và các nhóm chiến binh (gồm khoảng 42.000 tay súng) trong các khu vực này sẽ tham gia vào cuộc ngừng bắn, tất cả các vụ đụng độ trong các khu vực an ninh sẽ bị ngăn chặn.
Tuy nhiên, Bản ghi nhớ không áp dụng đối với các tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) và chi nhánh al-Qaeda ở Syria là Jabhat al-Nusra, sau đổi tên thành Jabhat Fateh al-Sham, hiện đang lãnh đạo liên minh khủng bố Hay'at Tahrir Al-Sham (HTS) mở đợt tấn công dữ dội vào tỉnh Hama.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Aleksandr Fomin cho biết, thỏa thuận này được sự hỗ trợ bởi tất cả các lực lượng chính, bao gồm Liên Hiệp Quốc, chính quyền Hoa Kỳ, Saudi Arabia và các quốc gia khác, vì vậy có sự đảm bảo chắc chắn rằng bản ghi nhớ sẽ được thực hiện.
Mặc dù ở Syria đã tuyên bố lệnh ngừng bắn nhưng quân đội của ông Assad “đang tiếp tục làm ngơ” - tờ Bild dẫn lời ông Erdogan cho biết rằng, “tình hình ở Syria làm chúng tôi muốn rơi nước mắt. Chúng tôi sẽ cùng nhau làm tất cả để chấm dứt cuộc xung đột này!!!”.
Syria chưa bao giờ tin vào những lời đường mật của Thổ Nhĩ Kỳ
Mặc dù ông Erdogan tuyên bố “những lời có cánh” như vậy nhưng giới chức lãnh đạo Syria dường như chưa bao giờ tin vào những hành động của giới chức lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ. Các quan chức Syria, đặc biệt là Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã nhiều lần tuyên bố rằng, chính quyền Erdogan đang âm mưu xâm lược, chiếm đoạt vùng lãnh thổ phía bắc tỉnh Aleppo của Syria để giao cho lực lượng đối lập Quân đội Syria Tự do (FSA) quản lý, hòng mưu đồ sáp nhập Aleppo thành tỉnh thứ 82 của Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài ra, chính quyền Ankara còn hậu thuẫn nhiều nhóm đối lập vũ trang khác như Ahrar al-Sham, Turkmen (người gốc Thổ), đặc biệt là tổ chức khủng bố Jabhta al-Nusra, âm mưu xé nát đất nước Syria, lật đổ chính quyền hợp Hiến của ông Basha al-Assad. Việc nước này đã 2 lần phối hợp với Nga để đưa ra các thỏa thuận ngừng bắn chỉ là chiêu bài giải dối, nhằm cứu các nhóm khủng bố, phiến quân thoát khỏi đòn trừng phạt của Quân đội Syria; rồi sau đó lại tiếp tục “hà hơi, thổi ngạt” cho chúng tiếp tục cuộc chiến chống nhân dân Syria. |
Theo Đất Việt