Khu chợ này còn được biết đến với cái tên "chợ cô dâu" hay "chợ bán trinh tiết", bởi những "mặt hàng" được bày bán tại đây không phải là đồ vật hay con vật mà lại là các thiếu nữ trong trắng, trinh nguyên, chưa chồng.
Các cô gái được đưa đến đây rao bán đều là những thiếu nữ đồng trinh, tuổi đời từ 15-18, thuộc cộng đồng người Roma. Còn chú rể dĩ nhiên cũng là những chàng trai, người đàn ông chưa vợ.
Chợ bán cô dâu khét tiếng châu Âu |
Chợ bán trinh nữ này đã ra đời và tồn tại từ rất lâu, không ai biết chính xác nó có từ khi nào, nhưng mỗi năm chỉ diễn ra 4 lần. Và tất cả các hoạt động mua bán đều diễn ra ở ngoài trời, nên những người dân ở đây còn gọi nó là chợ trời.
Chợ cô dâu này được tổ chức tại thị trấn nhỏ Stara Zagora, nằm ở miền Trung Bulgaria. Mỗi khi đến dịp chợ mở cửa, là khu chợ này lại tập nập, nhộn nhịp người mua kẻ bán, đông vui như hội.
Tiếng tăm khu chợ này cực kỳ nổi tiếng ở xứ Balkan, vì nó được diễn ra công khai. Thậm chí, vì sự độc lạ của nó, bày bán những "món hàng đặc biệt", nên khu chợ này còn hấp dẫn cả những du khách tò mò, muốn đến đây để được tận mắt chứng kiến.
Chợ bán trinh nữ ở Bulgaria luôn đông vui như hội |
Khu chợ này thuộc vào tập tục, tục lệ của cộng đồng người Roma hay còn gọi là Kalaidzhi ở Bulgaria. Nó trở thành khu chợ gây tranh cãi nhất thế giới, nhất châu Âu, đặc biệt là khu vực Bắc Âu - một khu vực được đánh giá là phát triển và văn minh.
Bất chấp sự phản đối của cộng đồng châu Âu, dù bị lên án là một hủ tục và bị chỉ trích gay gắt, nhưng khu chợ của cộng đồng người Roma này vẫn tiếp tục tồn tại. Cộng đồng Kalaidzhi cho rằng, đưa con gái của họ đến chợ bán là ý trời và là một cách gửi gắm, bảo đảm cho tương lai, số phận của chúng.
Bởi các cô gái được đem bán phần lớn đều có hoàn cảnh xuất thân nghèo khó, đến từ những gia đình túng thiếu trong cộng đồng Roma. Cha mẹ của các cô gái mang con mình tới đây với mục đích tìm kiếm cho con họ những đối tác giàu có, để cuộc sống sau này khấm khá hơn.
Các cô dâu đem bán đều là những cô gái nghèo |
Một cô gái đồng trinh ở chợ này thường có giá bán khoảng 290 - 350 USD. Tuy nhiên, giá có thể cao hơn nhiều phụ thuộc vào thỏa thuận giữa chú rể và nhà gái, hay nhan sắc nổi trội của cô dâu.
Vì vậy, khi đến chợ này, các thiếu nữ đều chú ý chỉnh chu lại nhan sắc, trang điểm thật cầu kỳ, và mặc trên mình những bộ cánh gợi cảm, bắt mắt nhất, nhằm thu hút các chàng trai để mắt tới và nảy sinh ý muốn mua mình về làm vợ.
Trước khi đưa con gái đi bán, những người cha mẹ sẽ dùng số tiền ít ỏi dành dụm được, đi mua sắm phấn son, trang phục cho các cô gái. Nếu có sự đầu tư bề ngoài tốt, có thể con gái họ sẽ may mắn kiếm được tấm chồng tốt (ý giàu có) hơn.
Những cô dâu đem bán đều ăn vận xinh đẹp |
Vì hoàn cảnh nghèo khổ, nên đa phần các thiếu nữ - dù còn đang ngồi trên ghế nhà trường - cũng đều tự nguyện chuẩn bị quần áo tươm tất để ra chợ cô dâu khi đến tuổi.
Họ tự nguyện nghe theo sự sắp đặt của cha mẹ, như một lẽ hiển nhiên là phải làm theo tục lệ. Từ khi sinh ra đã sống trong văn hóa như vậy, với tập tục như vậy, được dạy dỗ như vậy, nên họ bị ảnh hưởng nặng nề bởi văn hóa truyền thống của cộng đồng Roma, dù không thấy vui vẻ nhưng cũng không phản kháng.
Hiện tại, do sự phản đối từ những cộng đồng người khác, do các phương tiện truyền thông... tục bán cô dâu đã có chuyển biến tích cực hơn. Song, phần đông họ vẫn chấp nhận tuân theo văn hóa truyền thống.
Những thiếu nữ mới 15 tuổi đã được mẹ đem đi bán |
Chỉ có một số ít cô gái phản đối việc để gia đình đem đi bán. Còn phần lớn, họ đều chung suy nghĩ rằng, đến tuổi gả chồng thì phải đến chợ bán trinh tiết để kiếm được món tiền lớn giúp gia đình trả nợ nần... Nếp nghĩ và tục lệ này đã ăn sâu vào trong máu họ.
Quy tắc tồn tại của khu chợ này là những cô gái được đem bán phải chắc chắn là trinh nữ. Nếu cô gái được đưa ra chợ này bán không còn là trinh nữ, gia đình đó sẽ phải chịu điều tiếng cả đời. Còn cô gái mất trinh sẽ bị gọi là gái điếm, nỗi ô nhục, bị cộng đồng khinh thường, coi rẻ, xa lánh.
Theo Đất Việt