|
Trung Quốc đang đối mặt với những thách thức lớn trong nông nghiệp khi lực lượng lao động nông nghiệp trong nước già đi |
Theo CNN, cách đây hai tuần, Tập đoàn hóa chất quốc gia Trung Quốc (ChemChina) hoàn tất mọi thủ tục trong việc mua lại Syngenta, nhà sản xuất hạt giống và hóa chất nông nghiệp hàng đầu của Thụy Sĩ, với giá 44 tỉ USD. Thương vụ này được đánh giá là cuộc tiếp quản doanh nghiệp nước ngoài lớn nhất từ trước tới nay của Đại lục.
Hôm 11.7, Dow Chemical (DOW), công ty hóa chất lớn nhất của Mỹ, thông báo rằng có một quỹ nông nghiệp được chính phủ Trung Quốc bảo trợ tuyên bố sẽ chi 1,1 tỉ USD cho nghiên cứu hạt giống ngô của Brazil.
Theo hãng dữ liệu Dealogic, trong gần hai thập niên qua các công ty của quốc gia châu Á đã chi tổng cộng 91 tỉ USD để mua gần 300 doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, hóa chất và thực phẩm. Vậy đâu là nguyên nhân cho tham vọng kiểm soát nguồn lương thực toàn cầu của Trung Quốc?
Chống lại nạn thiếu lương thực trong nước
Tuy tất cả các quốc gia đều cố gắng để chống lại nạn thiếu lương thực, vấn đề này đặc biệt nhạy cảm ở Đại lục kể từ sau đợt thiếu lương thực trầm trọng bắt đầu vào cuối những năm 1950 khiến hàng triệu người dân bị chết đói. Do đó, các chuyên gia cho rằng những thương vụ mua bán trên là một phần trong kế hoạch của Bắc Kinh nhằm cải thiện khả năng cung cấp lương thực, thực phẩm cho dân số khổng lồ gần 1,4 tỉ người, đặc biệt là tầng lớp trung lưu giàu có đang ngày càng lớn mạnh.