Ngay cả tôn tạo để phát huy giá trị thì cũng phải thẩm định, phải có phép mới được xây. Còn ở đây, công trình không những phải xin phép địa phương mà còn phải được Bộ Văn hóa và Hội đồng Di sản văn hóa thông qua. Công trình không phép đồ sộ ở khu di sản UNESCO là điều khó chấp nhận.
“Để công ty kia xây dựng công trình trái phép chắc chắn trách nhiệm chính thuộc về địa phương. Các cơ quan chức năng Trung ương phải vào cuộc xử lý cho thấu đáo”, ông Bài nói và cho rằng công trình phải nhanh chóng được tháo dỡ.
Theo ông, không thể có chuyện xây cây cầu xuyên vùng lõi Tràng An dài hơn 1.100m mà không ai phát hiện ra để xử lý. Năng lực quản lý của địa phương ở đây rõ ràng có vấn đề.
Cầu xuyên lõi di sản Tràng An được xây từ 8/2017. |
PGS.TS Đặng Văn Bài cho biết đầu tháng 7 năm nay, cuộc họp thường niên của Ủy ban Di sản thế giới diễn ra. Rất có thể vụ việc ở Tràng An sẽ được nhắc đến.
"Trên thế giới vẫn có những công trình xâm phạm di sản. Tuy nhiên, ở nước ngoài họ xử lý rất nghiêm và quyết liệt", ông Bài cho hay.
Trước đó, Bộ Văn hóa đã có công văn yêu cầu UBND tỉnh Ninh Bình phải dừng khai thác vào tháo dỡ công trình cầu xuyên lõi di sản Tràng An.
Trả lời PV, Thứ trưởng Bộ Văn hóa bà Đặng Thị Bích Liên cho biết thẩm quyền xử lý vụ việc thuộc về lãnh đạo UBND tỉnh Ninh Bình, Bộ giám sát. Do Thanh tra Bộ đã chỉ rõ vi phạm từ trước đó nên tỉnh dứt khoát phải làm nghiêm.
Bộ Văn hóa đã yêu cầu UBND tỉnh Ninh Bình dừng khai thác cây cầu này. |
Thứ trưởng Liên nhấn mạnh nếu không xử lý triệt để, khả năng UNESCO có ý kiến và xem xét danh hiệu đã công nhận với Tràng An là khó tránh khỏi.
Trong khi đó, ông Đinh Chung Phụng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình, khẳng định sự việc xây dựng cầu xuyên vùng lõi ở khu di sản Tràng An (Hoa Lư) có dấu hiệu sai phạm.
Ngày 7/3, lãnh đạo tỉnh đã thành lập đoàn thanh tra liên ngành để thanh tra toàn diện công trình này, thời gian 45 ngày.
Theo Zing