Hôm 24/9, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết Nga sẽ triển khai hệ thống phòng không S-300 tới Syria trong 2 tuần tới nhằm tăng cường khả năng phòng thủ của Damacus, ngăn chặn hiệu quả các đối tượng bên ngoài tiếp cận không phận Syria và đảm bảo an toàn cho lực lượng Nga đang tham gia chống khủng bố tại đất nước này.
Nói về quyết định này, Bộ trưởng Shoigu cho biết, theo yêu cầu của Israel vào năm 2013, Nga đã ngừng cung cấp hệ thống tên lửa S-300 cho Syria nhưng "tình huống đã thay đổi và đó không phải do lỗi của Nga".
Trước động thái mới của Nga, một số chuyên gia cho rằng Israel sẽ không ngồi yên chịu trận.
Đòn đáp trả của Tel Aviv
Một trong các ngón đòn đáp trả mà Tel Aviv có thể tung ra là phá hủy hệ thống phòng không tiên tiến của Nga, hòn đá tảng ngáng đường Israel trong các cuộc không kích vào các mục tiêu Syria sắp tới.
Tổ hợp tên lửa đất-đối-không tầm xa của Nga S-300. (Ảnh: Sputnik) |
"Israel có thể sẽ cố gắng tấn công phá hủy các vị trí lắp đặt các hệ thống phòng không này nhưng có thể sẽ không hiệu quả vì quân đội Syria đã khắc phục được nhiều hạn chế và có thể tự bảo vệ mình một cách phù hợp", nhà phân tích chính trị Ali Ahmad nói với Sputnik.
Chuyên gia quân sự Ai Cập Adel Suleiman có cùng quan điểm với ông Ahmad khi cho rằng hệ thống S-300 có thể sẽ là cái gai mà Tel Aviv muốn nhổ bỏ.
"Israel đã liên tục tấn công vào các hệ thống phòng không của Lebanon, Syria trong 45 năm qua, bất kể là căn cứ quân sự và hệ thống radar", ông này nhận đình, đồng thời cảnh báo Israel có thể sẽ nói chuyện lại với Nga và yêu Matxcơva hủy bỏ hoặc trì hoãn kế hoạch.
"Israel như thường lệ sẽ cố gắng thuyết phục Nga hủy hoặc trì hoãn việc triển khai vì quyết định này rõ ràng là nhắm vào Tel Aviv. Đổi lại, Israel sẽ thuyết phục Nga rằng họ sẽ cẩn thận hơn trong việc điều phối khu vực và mục tiêu ở các chiến dịch trong tương lai", chuyên gia tới từ Ai Cập dự đoán.
Tarek Ahmad, một đại diện của đảng Dân tộc Xã hội Syria (SSNP) cho rằng khó có khả năng Israel thuyết phục được Nga bởi Matxcơva có vẻ rất kiên định và không tung ra thông báo nào như một mồi nhử để đàm phán với Israel.
"Nga đã đưa ra mốc thời gian và thông điệp chính thức. Tuyên bố của họ sẽ được thực thi. Nga và Syria cũng đã ký thỏa thuận về việc cung cấp S-300 và nó này sẽ được triển khai”, ông Ahmad cho hay.
"Một số người nói rằng Nga từng đã đe dọa sẽ cung cấp S-300 cho Syria trước đây, nhưng chưa bao giờ thực hiện, và đây có thể là một chiến thuật đàm phán với Israel, nhưng không phải lần này. Thời gian này có một ngày và thông điệp được đưa ra bởi Bộ trưởng Quốc phòng Nga, nó sẽ được thực thi. Nga và Syria đã ký thỏa thuận về việc chuyển giao S-300 và nó sẽ được thực hiện ”, Ahmad nói.
Mỹ sẽ nhập cuộc?
Nhiều chuyên gia cũng đồng ý với quan điểm của ông Ahmad, tin rằng việc Nga chuyển giao S-300 cho Syria chỉ là vấn đề thời gian. Khi đó, Israel có thể coi đó là cái cớ để yêu cầu Mỹ tăng cường cung cấp vũ khí.
Hamdi Bakheet, thành viên của Ủy ban An ninh và Quốc phòng quốc gia Quốc hội Ai Cập tin rằng Israel sẽ cố giảm bớt căng thẳng với Nga thông qua các kênh ngoại giao, nhưng cũng đồng thời lợi dụng tình hình để nhận thêm vũ khí từ Mỹ.
Cùng nhận định này, ông Ahmad cho rằng Tel Aviv cần đến các vũ khí mới để vô hiệu hệ thống phòng không của Nga.
"Tôi tin chắc Mỹ sẽ tìm cách cung cấp thêm các vũ khí tiên tiến hơn cho Israel. Israel từ đó sẽ cố gắng phá hủy các hệ thống phòng không của Nga", ông này nhận định, lập luận rằng các chính sách của Tel Aviv thường bị chi phối nhiều từ Mỹ.
Tăng cường an ninh
Ông Bakheet cho rằng quyết định chuyển giao S-300 cho Syria của Nga sẽ đóng góp đáng kể vào tình hình an ninh tại quốc gia Trung Đông này. Nó không chỉ tăng cường khả nảng bảo vệ các khu vực có sự hiện diện của quân đội Nga mà còn bảo vệ toàn bộ lãnh thổ Syria.
Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ được hưởng lợi từ quyết định triển khai S-300 tới Syria của Nga. (Ảnh: Reuters) |
Còn theo ông Hasan Oktay, giám đốc trung tâm nghiên cứu chiến lược Kafkassam của Thổ Nhĩ Kỳ, quyết định của Nga sẽ ảnh hưởng tới an ninh khu vực.
“Nếu xét theo quan điểm của Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia thừa nhận sự toàn vẹn lãnh thổ của Syria, quyết định này sẽ giúp ích cho họ. Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đã đạt được các thỏa thuận chính về Syria. Nga đã có các đường bay dành cho máy bay Thổ Nhĩ Kỳ và Nga sẽ giám sát việc sử dụng hệ thống phòng không. Như vậy, sẽ không còn mối đe dọa nào đối với các máy bay của Thổ Nhĩ Kỳ”, ông này nhận định.
"Quyết định của Nga sẽ khiến Israel buộc phải hành động thận trọng hơn trong khu vực", chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ nói thêm.
Theo VTC