|
Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch dự kiến xây dựng tại khu đô thị mới Thủ Thiêm (Q.2, TP.HCM) |
"Khi đời sống chưa ổn định thì chưa nên nghĩ đến hưởng thụ, nếu không muốn bị đánh giá là hám danh"
TP.HCM hiện đã có Nhà hát Thành phố |
"Thưởng thức nghệ thuật ở mọi quốc gia đều được chia làm hai nhánh: hàn lâm và đại chúng. Cái gì thuộc về giá trị cốt lõi thì buộc phải xây dựng và bảo tồn. Do vậy thực tế nhu cầu giải trí của công chúng đã có nghệ thuật đại chúng giải quyết, còn giá trị tinh thần cốt lõi của bộ mặt quốc gia không thể dựa trên nhu cầu giải trí đại chúng. Bạn nghĩ một người nước ngoài đến Việt Nam xem nhạc pop ư? Không! Họ đi nghe nhạc dân tộc hay nhạc cổ điển. Nhạc dân tộc là để tìm hiểu bản sắc, nhạc cổ điển là thước đo sự văn minh. Nếu giáo dục âm nhạc tốt, chúng ta đã có mặt bằng thưởng thức tốt hơn để âm nhạc hàn lâm có khán giả Việt nhiều hơn. Chúng ta đã sai khi không chú trọng giáo dục dân trí, bây giờ lại lấy hậu quả của cái sai ấy phủ nhận cái giá trị tinh thần cốt lõi mà nhân loại đã xây dựng cả mấy trăm năm nay.
Chỉ có chúng ta thiệt thòi thôi. Đối với dàn nhạc giao hưởng, nếu không gian không đủ rộng lớn thì không thể cho ra một tổng thể âm thanh tốt. Giống như nếu bạn thổi kèn Trompet trong một cái phòng bé như cái phòng tắm liệu sẽ thế nào? Huống chi là gần cả một trăm nhạc cụ như vậy. Hiện nay, ngoài 2 khán phòng của 2 nhạc viện Bắc và Nam ra, không có một không gian nào đủ tiêu chuẩn để dàn nhạc giao hưởng có thể chơi được. Bạn có thể hiểu nỗi khổ tâm và chịu đựng của các nghệ sĩ trong 20 năm qua như thế nào, khi họ như những kẻ không nhà vậy", nhạc sĩ Võ Thiện Thanh.
"Bất cứ một nghệ sĩ nào, từ nhạc đại chúng cho tới nhạc cổ điển, điều mong mỏi đầu tiên của họ là được biểu diễn với khán giả, được sống trong đúng với không gian của mình, rồi sau đó mới tới quyền lợi và thu nhập. Dù thu nhập hay vật chất là quan trọng, nhưng tôi không nghĩ các nghệ sĩ chỉ cần các thứ đó đâu, cái họ cần là được cống hiến và sống trong một môi trường đúng chuẩn. Còn chuyện “nóng” về đất đai ở Thủ Thiêm với chuyện xây nhà hát là hai vấn đề không liên quan. Bởi một cái là giá trị cốt lõi cần thiết cho một dân tộc và một bên là sai phạm của một số cán bộ. Không nên lấy cái sai của họ để giết đi một giá trị cốt lõi", vị nhạc sĩ nói thêm.
"Công trình nhà hát có thể sinh lợi về kinh tế"
NSƯT Tạ Minh Tâm thì cho rằng nhà hát có những giá trị vô hình, là uy tín của một nền văn hóa, là thương hiệu của một thành phố, một quốc gia |
Cần có đánh giá, khảo sát kỹ lưỡng trước khi quyết định xây dựng một công trình quy mô lớn như thế
Ông Nguyễn Hoài Nam, nguyên Phó giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc TP.HCM cho biết không phản đối việc xây dựng nhà hát mới, tuy nhiên ông lưu ý thành phố cần có khảo sát kỹ lưỡng nhu cầu thật sự của các đoàn văn công, biểu diễn, nhu cầu của người dân thành phố. Bên cạnh đó, đánh giá thấu đáo các cơ sở vật chất hiện có, khả năng hoạt động của các nhà hát hiện hữu như thế nào, đã thật sự hết công suất chưa.
“Nhu cầu văn hóa, nghệ thuật cũng là điều không thể thiếu trong đời sống người dân khi nền kinh tế đã phát triển. Tuy nhiên cần có đánh giá, khảo sát kỹ lưỡng trước khi quyết định xây dựng một công trình quy mô lớn như thế. Nếu thành phố thấy đủ tiền, có nhu cầu thì làm”, ông Nam nói.
Số tiền 1.500 tỉ chưa phải to tát so với các công trình khác
NSƯT Trần Vương Thạch, Giám đốc Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch TP.HCM cho biết: "Về vấn đề này tôi nghĩ mình phải nhìn thấy toàn cảnh xây dựng thành phố nói chung. Ở bản đồ Thủ Thiêm thì có hạng mục nhà hát, rồi bảo tàng, căn hộ… Đó là thuộc về quy hoạch chung của thành phố. Người dân thành phố ngoài cuộc sống vật chất thì tinh thần cũng rất quan trọng. Hiện nay cuộc sống của người dân thành phố thiếu những điều kiện giải trí, văn hóa ở một nhà hát đẳng cấp hơn. Đó là yêu cầu và nhu cầu xã hội. Nhà hát không chỉ xây một cái là đủ mà phải nhiều cái, ở các quận, cho nhiều thành phần, thể loại nghệ thuật không chỉ riêng về âm nhạc. Đó là chuyện đúng, lâu dài.
Còn những gì thuộc về chính sách, chuyện giải tỏa, đền bù… thời gian qua bản thân tôi cũng rất băn khoăn nhưng tôi tin các cấp chính quyền sẽ có cách giải quyết thỏa đáng, những cái gì sai thì phải sửa, đền bù lại cho dân Thủ Thiêm… Và những điều đó nó thuộc về vấn đề khác. Thật ra tôi biết xây nhà hát lúc ban đầu được lựa chọn đâu phải Thủ Thiêm mà ở đường Lê Duẩn rồi sang công viên 23.9 và cuối cùng chọn ở Thủ Thiêm".
"Ở góc độ một nghệ sĩ thì tôi nghĩ bất kỳ một bộ môn nghệ thuật nào cũng cần có một phương tiện để biểu diễn và nhà hát là một phương tiện, sân khấu cũng là một phương tiện để dàn dựng những tác phẩm nghệ thuật tốt để xây dựng một nền nghệ thuật chuyên nghiệp. Như chuyện nhà hát Trần Hữu Trang bị phê phán vì xây xong mà không đảm bảo các điều kiện. Nên việc đầu tiên phải đưa ra đó là nhà hát sắp tới phục vụ cho cái gì, điều kiện ra sao… Rồi người thiết kế, kiến trúc phù hợp, phục vụ đúng mục tiêu đề ra. Và vấn đề thi công phải chính xác, phải đúng. Còn số tiền 1.500 tỉ ấy chưa phải to tát so với các công trình khác đâu, chỉ ở mức trung bình thôi. Với mục tiêu lâu dài về đời sống, văn hóa thì đây chỉ là một bước thôi. Còn phải xây rất nhiều nhà hát, đầu tư cho nhiều hạng mục khác trong tương lai", ông Trần Vương Thạch nếu quan điểm.
Theo Thanh Niên