TS Vũ Thu Hương chia sẻ về việc có nên cho con đi du học sớm. |
Du học sớm là con đường giáo dục với nhiều gia đình vì thế họ không ngần ngại cho con đi học từ rất sớm. TS Vũ Thu Hương chia sẻ gia đình của chị có rất nhiều người đi du học và bản thân chị đã nhiều năm du học ở Châu Âu và chị tin rằng những người đã từng đi du học chắc chắn không bao giờ cho con đi du học sớm. Con cái của họ sẽ du học và chỉ du học bậc đại học và sau đại học.
Du học sớm ở bậc phổ thông là bước đi mạo hiểm nhất bởi đứa trẻ lúc đó đã bị tách ra khỏi bố mẹ chúng quá sớm và đẩy sang môi trường hoàn toàn khác. Điều này là nguyên nhân khiến nhiều du học sinh Việt Nam gặp thất bại.
TS Hương cho biết bà gặp nhiều cháu bị trầm cảm vì du học sớm. Có học sinh bố mẹ muốn con hưởng nền giáo dục tốt nhất và cho đi du học sớm vì theo họ ở Việt Nam cháu học kém và tin rằng khi cho con đi du học cháu sẽ học tốt lên. Tuy nhiên, chỉ được một thời gian ngắn cháu lại phải quay về Việt Nam học lại còn các bạn của cháu đã lên lớp khác. Đứa trẻ đó vẫn mãi “lẹt đẹt”.
Những lý do không nên đưa con du học sớm:
Thứ nhất: Đứa trẻ vẫn còn ở trong gia đình với bố mẹ dù là đứa trẻ tự lập chuẩn bị sẵn tinh thần khi đi du học chúng vẫn bị sốc tâm lý do thay đổi môi trường. Môi trường ở Châu Âu hay Mỹ đa số là tĩnh lặng còn ở Việt Nam khá ồn ào. Đứa trẻ quen với sự ồn ào sang môi trường mới chỉ một thời gian chúng sẽ thấy cô đơn, nhớ nhà.
TS Hương cho rằng đứa trẻ đi mẫu giáo ở ngay tại Việt Nam còn khóc, còn ốm đau do thay đổi môi trường thì đứa trẻ lớn hơn bố mẹ cho đi du học sớm chúng cũng vấp phải những sang chấn tâm lý do thay đổi môi trường từ cách sống, không gian, cách học, bạn bè…
Thứ hai: Ở nước ngoài tinh thần thị tôn pháp luật của họ rất tốt và không có vi phạm. Còn ở Việt Nam ví dụ học sinh sang đường vượt đèn đỏ dễ được bỏ qua còn nước ngoài thì không. Nhiều đứa trẻ cảm thấy hụt hẫng và chúng rất sợ môi trường sống quanh mình dẫn đến môi trường không thoải mái và việc học tập cũng không thể thoải mái.
Không ít gia đình họ cho rằng muốn cho con đi du học vì ở Việt Nam nền giáo dục quá chán ưa thành tích, nặng thi cử, gian lận thi cử rồi đủ các lý do. TS Hương cho rằng những tiêu cực đó chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh”. Cha mẹ là số phận của con cái. Nhà trường chỉ đóng vai trò thứ yếu. Bố mẹ cần bỏ tâm lý điểm số của con mà cần giáo dục con mình theo hướng như thế nào khác với các bạn. Đừng chạy đua học thêm mà nên hướng con đến việc trải nghiệm tích lũy kỹ năng sống.
TS Hương cho biết con của chị 12 năm giáo dục công lập và cháu chưa một lần đi học thêm, ở cấp 1, cấp 2 cháu chỉ là học sinh bình thường của lớp. Chị giáo dục cho con ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô và sẽ bù đắp những kiến thức thiếu hụt bằng cách lên thư viện đọc sách không cần học thêm, không cần quá lo lắng cho các kỳ thi và trải qua 12 năm con chị học hành ngày càng tốt, cháu vẫn giành học bổng du học nước ngoài.
Đổ lỗi cho nền giáo dục để đẩy con đi du học sớm cha mẹ cần nhìn lại cách suy nghĩ của mình và cách giáo dục con. Số phận của con bạn do cha mẹ tạo ra chứ không phải do nhà trường – TS Hương khẳng định.
Từ kinh nghiệm của mình, chị Hương cho rằng cha mẹ đừng đẩy con ra quá xa khi các cháu chưa trưởng thành, việc du học rất tốt nhưng nên lựa chọn thời điểm phù hợp với các con làm sao để du học trở thành điều tốt đẹp chứ không còn các câu chuyện đau lòng như trẻ trầm cảm, trẻ bỏ về giữa chương trình học…
Theo Infonet