|
Ảnh: Economist |
Trong vài tuần đầu tiên của năm 2019, 20 kỹ sư đến từ công ty Huawei Technologies đến thành phố Jiangyin ở miền Đông Trung Quốc để thực hiện nhiệm vụ bí mật.
Họ xuống khỏi ga tàu ở công ty nhà nước Jiangsu Changjiang Electronics Technology, công ty đóng gói và thử nghiệm chip lớn nhất Trung Quốc, nơi mà họ sẽ phải cố gắng nâng cấp trang thiết bị đồng thời giúp làm tăng công suất của nhà máy trước thềm hoạt động sản xuất trở nên sôi động trong mùa thu tới đây.
Một giám đốc điều hành có nhiều hiểu biết về vụ việc nói: “Nhân viên đến từ Huawei làm việc 7 ngày mỗi tuần, xem xét lại toàn bộ các chi tiết, đưa ra nhiều yêu cầu khắt khe rằng công ty địa phương này cần phải sản xuất được sản phẩm đáp ứng yêu cầu của toàn cầu càng nhanh càng tốt. Mọi chuyện diễn ra cứ như thể chiến tranh sắp đến đến nơi”.
Trên khắp châu Á, hàng loạt công ty trong ngành sản xuất chip đón nhận thông điệp tương tự từ Huawei: Hãy mở rộng sản xuất và chúng tôi sẽ mua sản phẩm của bạn. Trong một thị trường toàn cầu vốn đang tăng trưởng chậm lại, Huawei đưa ra một cam kết hấp dẫn khó cưỡng: Công ty đảm bảo tỷ lệ sử dụng hàng hóa đến 80% trong vòng 2 năm tới dành cho các nhà cung cấp hiện tại và tiềm năng.
Bất bình với vụ bắt giữ giám đốc tài chính Mạnh Vãn Chu đồng thời là con nhà sáng lập kiêm CEO của Huawei – ông Nhậm Chính Phi vào tháng 12/2018, Huawei đã khởi động kế hoạch giảm phụ thuộc vào các nhà cung cấp Mỹ bằng việc hối thúc các công ty châu Á đẩy nhanh tiến độ sản xuất và mở rộng quy mô.
Đến tháng 5/2019, khi mà phía Mỹ thông báo một số biện pháp hạn chế mới, theo đó ngăn các công ty Mỹ bán công nghệ cho Huawei, hãng viễn thông Trung Quốc này đã sẵn sàng chiến đấu. Nhiều công ty khác tại Trung Quốc cũng tiếp bước Huawei, họ muốn giảm phụ thuộc vào công nghệ Mỹ càng nhiều càng tốt trong một chiến dịch được gọi tên “phi Mỹ hóa” ngành công nghệ Trung Quốc.
Phó giám đốc điều hành tại WPG Holdings, hãng phân phối sản phẩm bán dẫn lớn nhất thế giới, ông Scott Lin, nhận xét: “Chúng tôi nhìn thấy rõ ràng xu thế các công ty Trung Quốc muốn giảm quan hệ với công ty Mỹ. Sau cùng, chẳng doanh nghiệp nào muốn tự nhiên bị chặn nguồn cung”. Giờ đây khi quá trình trên đã diễn ra, không gì có thể đảo ngược được nữa.
Theo BizLive