Gậy lathi được thực dân Anh đưa vào sử dụng cho lực lượng cảnh sát tại Ấn Độ từ cuối thế kỷ 19 nhằm đối phó với các phong trào bất tuân dân sự và phản kháng bất bạo động tại thuộc địa lớn nhất của đế chế. Kể từ thập niên 1920, khi phong trào chống đối lan rộng với các cuộc tuần hành thu hút hàng trăm nghìn người, việc sử dụng gậy lathi dần trở nên phổ biến. Ảnh: AP. |
Chính quyền Anh khi đó còn có một số bài hướng dẫn sử dụng gậy lathi, với một số đòn như "jabbing" tức đánh vào bụng, hay "cutting" là một cú đánh vào cổ và đầu của đối phương. "Gậy lathi là di sản của chế độ thực dân Anh. Có những bằng chứng lịch sử hiển nhiên cho thấy chiến binh tự do Lala Lajpat Rai (một anh hùng trong phong trào giải phóng dân tộc của Ấn Độ) đã hy sinh vì cú đánh bằng gậy lathi vào đầu trong một cuộc biểu tình chống thực dân", Syed Ali Kazim, phó giáo sư từ Đại học Hồi giáo Aligarh, cho biết. Ảnh: BCCL. |
Ban đầu, lathi là một loại gậy xuất phát từ một vũ khí sử dụng trong võ thuật ở vùng Nam Á. Trong quá khứ, gậy lathi từng được sử dụng rộng rãi bởi các lãnh chúa nhằm chống lại sự nổi dậy của dân nghèo, xuất hiện như biểu tượng của quyền lực không thể thách thức. Hiện nay, ngoài trang bị cho lực lượng an ninh, gậy lathi vẫn được sử dụng trong võ thuật, thể thao, tập luyện sức khỏe. Trong ảnh, màn biểu diễn môn võ gậy sử dụng gậy lathi ở Ấn Độ. Ảnh: AFP. |
Sau khi giành được độc lập từ Anh, chính quyền Ấn Độ vẫn tiếp tục sử dụng gậy lathi như một thứ vũ khí hiệu quả để trấn áp các cuộc bạo động hay giải tán các cuộc biểu tình. Ngày nay, gậy lathi dùng trong lực lượng an ninh của Ấn Độ được làm từ 2 vật liệu chính là nhựa tổng hợp và tre. Hindu Times dẫn lời cảnh sát New Delhi cho biết lực lượng an ninh thủ đô có 85.000 gậy lathi bằng nhựa tổng hợp và 15.000 chiếc bằng tre. Ảnh: AFP. |
Dù trông chỉ giống như những cây gậy thông thường, gậy lathi là một vũ khí thực sự gây sát thương nghiêm trọng. Những vết thương do gậy lathi gây ra có thể sưng và đau buốt trong nhiều ngày. Một số trường hợp bị gãy xương, bại liệt hay thậm chí mất mạng vì vết thương của gậy lathi. Chính vì vậy, trong những năm gần đây, chính quyền Ấn Độ gặp nhiều sự chỉ trích do tình trạng cảnh sát lạm dụng gậy lathi để đối phó với các cuộc biểu tình. Ảnh: AFP |
Tại Ấn Độ, gậy lathi được nhiều tổ chức do các đảng phái chính trị hậu thuẫn sử dụng rộng rãi. Rashtriya Swayamsevak Sangh (RSS) là một tổ chức bán quân sự của Ấn Độ, được coi là tổ chức mẹ đã khai sinh ra đảng Bharatiya Janata đang cầm quyền. RSS thường xuyên sử dụng gậy lathi trong các cuộc diễn tập vào sáng sớm. Tuần trước, khi các cuộc biểu tình chống nạn cưỡng bức dâng cao ở Hyderabad, một hàng dài các thành viên của RSS tuần hành dọc các con đường ở thành phố này, trong tay cầm những chiếc gậy lathi dài. Ảnh: AFP. |
Để hạn chế những vụ chấn thương nghiêm trọng đáng tiếc, vài năm qua, cảnh sát Ấn Độ đã tăng cường các buổi đào tạo về sử dụng gậy lathi cho lực lượng chấp pháp. Bên cạnh đó, gậy lathi bằng gỗ cũng đã dần bị loại bỏ và thay thế bằng nhựa tổng hợp, do những chiếc gậy bằng gỗ có khả năng gây ra những chấn thương nghiêm trọng, thậm chí tử vong. Ảnh: AFP. |
Những người từng có kinh nghiệm "ăn đòn" từ gậy lathi cho biết những chiếc gậy có thể dài tới hơn 1m, làm từ tre, nhựa tổng hợp cứng, hay thậm chí kim loại. Những vết thương do gậy lathi gây ra có thể sưng và đau buốt trong nhiều ngày. Một số trường hợp bị gãy xương, bại liệt hay thậm chí mất mạng vì vết thương của gậy lathi. Ảnh: AFP. |