>>Cả nước có năm tỉnh bị dịch lợn tai xanh
>>Dịch tai xanh có nguy cơ lan rộng
>>Trưởng trạm thú y 'ăn' tiền hỗ trợ tiêu hủy lợn tai xanh
Đó là nhận định được đưa ra tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm diễn ra vào chiều 8/5 vừa qua.
Theo các thành viên của ban chỉ đạo, các ổ dịch cúm gia cầm và dịch lở mồm long móng ở các tỉnh thành thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng, miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên đang có nguy cơ phát sinh dịch rất cao. Vì vậy, các địa phương cần chú ý giám sát, phát hiện sớm ổ dịch để có biện pháp xử lý kịp thời.
Dịch lợn tai xanh có nguy cơ lây lan trên diện rộng - (Ảnh minh họa)
Dịch lợn tai xanh có nguy cơ tiếp tục lây lan trên diện rộng. Đến nay, đã có đến 6 tỉnh miền Bắc: Điện Biên, Yên Bái, Nam Định, Phú Thọ, Lào Cai, Bắc Ninh tái phát dịch tai xanh, với khoảng 19.000 con lợn mắc bệnh, số chết và bị tiêu hủy là gần một nửa. Cục Thú y đã cung ứng 180.000 liều vaccine tai xanh để các địa phương ngăn chặn dịch lây lan.
Một trong những nguyên nhân khiến dịch tai xanh lây lan thời gian qua được cho là công tác phát hiện dịch chậm, tại một số nơi việc giám sát dịch còn chưa hiệu quả.…. Đơn cử như ở Yên Bái, Điện Biên, từ trước tới nay chưa xảy ra dịch lợn tai xanh, nhiều khả năng, dịch tai xanh ở đây xuất hiện trong dịp Tết nguyên đán nhưng mãi về sau mới phát hiện và khi phát hiện thì đã lan nhanh trên diện rộng.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Diệp Kỉnh Tần cho rằng, điều đáng lo ngại hiện nay là dịch lợn tai xanh tiếp tục lây lan chưa có dấu hiệu dừng lại. Công tác chống dịch, giám sát vận chuyển tại một số địa phương chưa thực hiện tốt, nhất là các tỉnh miền núi phía Bắc.
Vì vậy, Cục Thú y cũng như các địa phương cần chủ động treỉen khai biện pháp chống dịch, quản lý chặt các ổ dịch và tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về bệnh tai xanh để người dân chủ động tham gia.
Theo Infonet