|
Gia đình hạnh phúc của thầy thuốc nam Nguyễn Hữu Trọng. Ảnh: Ngôi sao |
Hai người gặp nhau trong một cuộc nói chuyện về văn học Đông Tây và bình thơ tại ĐH Sư phạm Thái Nguyên. Lúc đó chị Bảy vẫn đang là sinh viên.
Vốn theo học ngành văn nhưng khi tốt nghiệp chưa có việc làm nên chị Bảy xin vào học nghề thuốc và làm thuê ở trang trại của ông Trọng ở đường Láng Hòa Lạc. Được một thời gian, thấy chị có năng lực, chịu khó làm nên ông Trọng giao cho chị quản lý toàn bộ trang trại.
Một hôm khoảng 12h trưa ông Trọng xuống thăm và kiểm tra trang trại vẫn thấy Bảy đang làm cỏ, tức cảnh ông làm mấy câu thơ: Em ngồi nhổ cỏ nhưng vẫn đợi/ Chẳng hiểu cỏ kia có dễ không/ Chỉ chờ ai gọi thôi em nhé/ Đứng dậy đi em chim sổ lồng.
Ông bảo, đọc xong mấy câu thơ Bảy đứng dậy và mời ông vào nhà dùng bữa cơm rau đạm bạc. "Sau bữa cơm rau đó, bẵng đi một tháng Bảy gọi điện và nói: Thầy ơi em thuộc hết thơ thầy rồi ạ. Tôi hỏi lại: Tôi chỉ đọc thôi chứ có chép lại cho em đâu mà em thuộc? Cô ấy đáp lại: Nghe qua là em đã nhớ rồi.
Nghe Bảy nói vậy tôi xuống thăm trang trại, chúng tôi lại nói chuyện thơ và sau đó cô ấy nói: “Thầy ơi em muốn lấy thầy làm chồng”. Nghĩ mình bây giờ không có vợ, lại được một cô gái trẻ lấy lòng yêu thương, thế là tôi nhận lời". - Ông Trọng nói.
Đám cưới lấy lá chuối về trải làm chiếu nhưng mọi người vẫn vui vẻ chúc phúc cho hai vợ chồng. Mặc dù chênh lệch nhau về tuổi tác nhưng ông vẫn cảm thấy vui và hạnh phúc vì đám cưới chỉ được chuẩn bị trong vòng 1 ngày mà đầy đủ họ hàng, anh em đến dự.
Ngày hôm sau, người vợ trẻ đã tình cờ xem được những dòng nhật ký mà ông chồng ghi vội trong đêm tân hôn, vì vui sướng quá độ mà bỏ quên trên bàn:
“Ta, có lẽ vì danh dự và lòng tự trọng của một người đã sống và làm việc trong ngành y 55 năm qua, sẽ không dễ dàng gì bỏ qua công trình nghiên cứu mà ta đã dày công đeo đẳng là: Khả năng sinh sản của con người đến độ tuổi nào khi sự sống đã loại trừ mọi bệnh tật ra ngoài cơ thể và trạng thái tinh thần đã dung hòa, cân bằng tuyệt đối với vũ trụ.
Nên ta không thể không có con với nàng”.
Sau đám cưới hai vợ chồng ông về Hà Nội sinh sống. Về Thủ đô được mấy tháng thì vợ báo tin có bầu. "Khi cầm phiếu kết quả trên tay tôi mới dám tin là vợ mình đang mang thai. Khi báo tin vui này cho bạn bè và người thân thì không một ai tin đó là sự thật. Họ chỉ tủm tỉm cười". - Ông chia sẻ.
Đến cuối năm 2008 người vợ trẻ trở dạ sinh cho ông một cô con gái trước sự ngỡ ngàng của bạn bè và những người thân trong gia đình. Ông coi đây là phúc đức của đời mình nên đặt ngay tên con gái là Nguyễn Kim Phúc.
Cái tin ông Trọng sinh con ở tuổi 80 được bạn bè đem ra bàn tán rôm rả. Tất cả đều bày tỏ thái độ nể phục ông.
|
Những bình rượu thuốc của ông Trọng |
Khi bé Phúc lên 3, ông bàn với vợ nên có một đứa nữa cho vui cửa vui nhà. Năm 2011, vợ ông lại mang bầu và lần này một bé trai kháu khỉnh ra đời, ông gác công việc lại và chia sẻ niềm hạnh phúc cùng vợ.
"Tôi không hề thiệt thòi gì trong chuyện chăn gối"
Đó là tâm sự của chị Đinh Thị Bảy, người vợ kém chồng mình những 52 tuổi. Chị bảo: "Nếu mình muốn thì thầy vẫn đáp ứng được và ngược lại. Tôi nghĩ rằng sự hài hòa hay không cũng có một phần nguyên nhân từ người phụ nữ. Bởi nếu bạn cứ thích đòi hỏi, thích cái này, cái kia và không có tâm hồn thoải mái hay mặc cảm rồi mang mặc cảm ấy vào chuyện chăn gối thì chắc chắn bạn sẽ không bao giờ đạt được sự thỏa mãn".
Chị khẳng định, thầy Trọng là mối tình đầu và tình cuối của mình. Dù lớn tuổi, nhưng thầy là người vô cùng trách nhiệm. Thầy đã dành dụm và gửi tiền tiết kiệm để nuôi các con đến khi chúng trưởng thành.
Khi được hỏi về bí kíp sinh con ở tuổi 83, ông Trọng chỉ cười khà khà: “Tôi sống quên bệnh tật, quên tuổi tác, quên hận thù. Tích cực tập thể dục hàng ngày, sử dụng những bài thuốc mà tôi biết để đun nước hay ngâm rượu uống để duy trì sức khỏe. Tôi vẫn đi SaPa và lên dãy Hoàng Liên Sơn để tìm cây thuốc quý đấy chứ”.
Theo Phunutoday