Ảnh minh họa: Inmagine |
Tiểu cầu là những tế bào máu giống như hồng cầu và bạch cầu, có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể. “Giảm tiểu cầu” là một thuật ngữ y khoa, được các bác sĩ nhắc đến mỗi khi người bệnh có biểu hiện xuất huyết như: chảy máu chân răng, vết bầm ở da, chấm xuất huyết ở da... Hoặc có khi chỉ là tình trạng dọa xuất huyết - nhận biết được bằng việc thử máu qua xét nghiệm công thức máu hoặc huyết đồ...
Bệnh nhân thường nghe bác sĩ nhắc đến cụm từ “giảm tiểu cầu” trong trường hợp xuất huyết giảm tiểu cầu và sốt xuất huyết. Thật ra, còn có nhiều nguyên nhân khác gây giảm tiểu cầu:
* Giảm sản xuất tiểu cầu (ở tủy xương) trong các bệnh: thiếu máu bất sản (hay còn gọi suy tủy), xơ gan, thiếu axit folic, thiếu vitamin B12, hóa trị liệu ung thư...
* Tăng phá hủy: trong hội chứng đông máu nội mạch lan tỏa (DIC), do thuốc, do cường lách, do bệnh “giảm tiểu cầu vô căn”...
Tùy theo căn bệnh và mức độ mà có các cách điều trị khác nhau: người bệnh có thể dùng thuốc hoặc truyền tiểu cầu...
Theo PNCN
Đinh Thị Mười