|
Một không gian "hấp dẫn" đối với nhiều người từng trải qua thời kỳ bao cấp, được tái hiện trong một con ngõ nhỏ ở Hà Nội. Đến đây nhiều người được ngắm nhìn những kỷ vật xưa và được cửa hàng phục vụ các món ăn dân dã.
|
|
Cửa hàng mang tên "cửa hàng ăn uống mậu dịch số 37" do anh Minh thành lập. Từng trải qua thời kỳ bao cấp, anh hiểu hơn ai hết nỗi khó khăn của nhiều người từng trải qua.
|
|
"Một không gian nhỏ như thế này nhưng tôi muốn cho thế hệ trẻ hiểu rõ hơn về những năm tháng mà ông bà, bố mẹ họ đã trải qua", anh Minh chia sẻ.
|
|
Cất công sưu tầm kỷ vật cách dây 40 năm, anh Minh phải lặn lội nhiều nơi, thông qua nhiều mối quan hệ để tìm gặp những người đã từng sống trong thời kỳ bao cấp với hy vọng họ còn lưu giữ những vật dụng "cổ lỗ sĩ" thời kỳ đó.
|
|
Rất nhiều trong số kỷ vật có mặt tại cửa hàng do người thân, bạn bè tặng.
|
|
Những chiếc quạt cóc thời kỳ bao cấp.
|
|
Đến đây, mọi người được nghe tiếng phát thanh từ chiếc đài FM cũ kỹ phát ra. Thật bình yên!
|
|
Tách trà anh Minh cất công lấy từ vùng quê Nam Định.
|
|
Bảng "nghỉ kiểm kê" tại cửa hàng, thời kỳ đó nếu muốn nghỉ chủ cửa hàng chỉ cần treo biển này lên.
|
|
Những bức ảnh có từ ngày xưa được treo dọc bờ tường.
|
|
Đài, cốc uống bia và một hòn đá ghi tên Mai Hải có từ thời kỳ bao cấp. Người họa sĩ tên Mai Hải này đã phải khắc tên mình lên đá để đợi mua hàng.
|
|
Những kỷ vật hiếm hoi được tái hiện.
|
|
Không chỉ trưng bày các kỷ vật, quán còn phục vụ những món ăn của một thời khó khăn như cơm độn khoai, dưa xào tóp mỡ, cá diếc kho, bia hơi...
|
|
Các món ăn được "tổ phục vụ" chế biến và khách hàng mua thông qua tem phiếu như thời bao cấp với sự phục vụ của các "mậu dịch viên".
|
|
Chiếc máy đánh chữ cũ được một người ở miền Nam tặng chủ cửa hàng.
|
|
"Ở đây tai vách mạch rừng, những điều bí mật xin đừng nói ra" là câu nói mà mọi người vẫn hay rỉ tai nhau lúc xếp hàng mua tem phiếu.
|