Cuộc sống vất vả của bệnh nhân phong Sóc Sơn

Chủ nhật, 19/08/2012, 11:33
Ở trại phong Sóc Sơn nằm trên địa bàn thôn Thanh Trí, xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn, cuộc sống của 18 bệnh nhân (tất cả đều trên 60 tuổi) gặp rất nhiều khó khăn.
35.jpg - 66.96 KB

Con đường dẫn vào trại phong rất xấu và nhiều đá sỏi. Cứ hễ trời mưa, đường lại biến thành suối khiến cho việc đi lại của 18 bệnh nhân phong và 20 hộ dân ở đây rất vất vả.
 
36.jpg - 47.66 KB

Khu nhà ở của 18 con người với nhiều số phận khác nhau nhưng đều bị mắc căn bệnh phong quái ác. Ở nơi rừng thiêng nước độc, họ chỉ còn cách dựa vào nhau mà sống.
 
37.jpg - 40.42 KB

Bác Nguyễn Xuân Vui (63 tuổi), quê xã Việt Long, Sóc Sơn vào trại từ năm 1994. Bác chia sẻ: “mỗi tháng chúng tôi được trợ cấp 450.000 đồng và 15 kg gạo, với số tiền đó còn gặp nhiều khó khăn trong việc chi tiêu, chưa tính lúc đau ốm”.

Bác Vui phát bệnh từ trong quân ngũ, nhưng do điều trị muộn nên giờ cụt một chân và mất một mắt. Mấy bữa trước, bác còn bị chuột cắn mất một ngón chân.

 
38.jpg - 51.03 KB

Bà Lê Thị Liên, 76 tuổi, quê ở xã Trung Mầu, Gia Lâm đang quét nước từ trong bếp ra. Trận mưa tối hôm qua do ảnh hưởng của bão Kai - Tak, tất cả các căn bếp đều bị nước tràn vào.

Số phận nghiệt ngã khiến bà mắc bệnh từ năm 17 tuổi, từ đó bà chịu sự hắt hủi, khinh thường. Sau khi đi trại phong Quỳnh Lập (Nghệ An) năm 1980 bà chuyển về đây và sống cho đến bây giờ.

 
39.jpg - 28.62 KB

Cụ ông Nguyễn Văn Dậu (81 tuổi), quê Ngọc Thanh, Mê Linh bị mù và điếc. Công việc nấu ăn không thể tự làm, hơn nữa việc ăn uống cũng rất khó khăn.

Với số tiền trợ cấp 450.000 đồng mà ông phải bỏ ra 100.000 đồng/tháng để thuê người nấu ăn nên bữa cơm hằng ngày chỉ có rau với cà hoặc muối vừng, thỉnh thoảng mới có thêm miếng thịt mọi người cho.

 
40.jpg - 52.98 KB

Cụ bà Nguyễn Thị Hũ (84 tuổi) quê ở Tam Dương, Vĩnh Phúc nằm liệt giường đã 2 năm nay. Mọi sinh hoạt, đều do các con cụ lo hết.

Mặc dù cuộc sống làm nông vất nhưng chị Trần Thị Thiết vẫn cố gắng thu xếp lên đây chăm mẹ. Chị nói: “Chúng tôi chia nhau mỗi người lên đây chăm mẹ 1 tuần. Chỉ mong làm sao nhà nước hỗ trợ thêm để bớt đi khó khăn”.

 
41.jpg - 48.70 KB

Mì tôm và cơm là bữa ăn quen thuộc của ông Nguyễn Ngọc Doanh (74 tuổi) quê Thạch Bàn – Long Biên. Bị cụt 2 chân và các ngón tay đều không còn nhưng ông lại là người vui vẻ và lạc quan nhất xóm.

Ông nói: “bệnh tật đã khiến ông mất đi một phần thể xác nên ông càng phải luôn giữ cho tinh thần mình thoải mái”.

 
42.jpg - 53.28 KB

Những cành rau ngót tươi non của bà Trần Thị Bẩy (69 tuổi), quê ở Tam Đảo, Vĩnh Phúc. Dù bàn chân phải bị biến dạng, đi lại vất vả nhưng bà vẫn chăm chỉ làm vườn và đem cho mọi người trong trại.

Bà chia sẻ: “Lao động là niềm vui của bà, khi nào còn làm được bà mới thôi”. Ngoài việc làm vườn bà còn khâu quạt để cho mọi người xung quanh đề phòng lúc mất điện.

 
43.jpg - 39.96 KB

Bà Phạm Thị Thư (71 tuổi) quê ở Mỹ Hào – Hưng Yên (ngồi bên trái, gần cửa) vào trại phong điều trị từ 1967. Bà có 1 người con trai lấy vợ ở Từ Liêm, nhiều khi xích mích anh lại bị lôi chuyện là con của bệnh nhân phong ra để chửi khiến bà rất đau lòng.
 

Theo VNE

Các tin cũ hơn