|
Mẹ liệt sĩ gần 90 tuổi trước túp lều tranh của mình. |
|
Cách mà mẹ chống đỡ với mưa gió bởi mái tranh dột nát. |
|
Ban ngày ngồi trong nhà vẫn thấy mặt trời. |
|
Bể nước và những vật dụng sơ sài của mẹ liệt sĩ. |
|
Chật chội, khiến nơi đặt tấm hình của cụ cũng trở nên thiếu chỗ. |
|
Củi là chất đốt hàng ngày để cụ dùng thổi cơm, nấu nước. |
|
Những cái chum là vật dụng để đựng thóc, gạo của cụ Vượng.
|
|
Cụ Vượng đang lo lắng khi mùa mưa, bão sắp đến.
|
|
Anh Nguyễn Xuân Mạo và mẹ đang xem lại tấm bằng Tổ quốc ghi công của liệt sĩ Nguyễn Xuân Hồng.
|
Đã xóa hết nhà ‘‘tranh tre dột nát’’ từ 2003?
Cuộc vận động xóa nhà tranh tre dột nát của tỉnh Hà Tĩnh được phát động trong năm năm (2001-2005).
Đây là nhiệm vụ quan trọng của nghị quyết Đảng bộ Hà Tĩnh nhiệm kỳ XV nhằm phấn đấu đến năm 2005 (cơ bản hoàn thành trong năm 2003) giúp hộ đói nghèo (ưu tiên gia đình thương binh, liệt sĩ) xóa hết nhà tranh tre dột nát.
Phương thức cuộc vận động là huy động nội lực toàn dân, các cơ quan, ban ngành, các doanh nghiệp và trích ngân sách của tỉnh để hỗ trợ. Toàn tỉnh đã huy động gần 60 tỉ đồng (trong đó có 4 tỉ đồng trích từ quĩ “Vì người nghèo” của tỉnh) và hàng vạn ngày công lao động cùng nhiều loại nguyên vật liệu trị giá hàng tỉ đồng. Kết quả đã xóa được 11.533 nhà tranh tre dột nát.
Riêng huyện Thạch Hà đã huy động gần 15 tỉ đồng, hoàn thành việc xóa nhà tranh tre dột nát cho các hộ đói nghèo trên địa bàn huyện vào tháng 7-2003. Huyện Can Lộc đã xây dựng được 1.240 căn nhà mới và là huyện đầu tiên của Hà Tĩnh hoàn thành ngói hóa toàn bộ nhà ở cho nhân dân trong huyện”. (Trích báo cáo tổng kết cuộc vận động xóa nhà tranh tre dột nát của Tỉnh ủy Hà Tĩnh, ngày 18-9-2003) Với những ‘‘thành tích’’ đó, năm 2003, tỉnh Hà Tĩnh được UBTW MTTQVN và Bộ LĐTB&XH đánh giá là một trong ba tỉnh (cùng với Tuyên Quang, Hải Dương) dẫn đầu cả nước về phong trào xóa nhà tranh tre dột nát cho hàng vạn hộ nghèo. (Báo TT đưa tin, ngày 04/11/2006) |