Cách vài cây số, dân thành phố mua hàng đắt gấp chục lần

Chủ nhật, 07/10/2012, 09:38
UBND TP. Hà Nội đã thông báo chi 370 tỷ đồng cho công tác bình ổn giá. Thế nhưng, người tiêu dùng vẫn liên tiếp phải mua thực phẩm không an toàn với giá rất "an toàn".
Chị Vũ Lệ Hằng (ở Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội) than thở: Nghe tin chính quyền chi nhiều tỷ đồng để bình ổn giá, người dân vui mừng lắm nhưng mặt hàng thiết thực phục vụ đời sống hàng người của người dân là lương thực, thực phẩm thì không phải trong đối tượng được bình ổn giá thì phải. Giá thực phẩm vẫn cao ngất ngưởng mà chưa có cơ sở gì để đảm bảo sự an toàn cả.
 
Chị Hằng dẫn chứng: "Tôi có một người họ hàng ở Mê Linh, chuyên trồng các loại rau, bán buôn để thương lái chuyển sang các chợ nội thành, vùng ven khác của Hà Nội để bán. Giá mớ rau mùng tơi, rau đay chỉ 500 - 600 đồng/mớ; rau muống là 800 đồng/mớ. Trồng theo quy trình bình thường của nhà nông chứ chưa hề được hướng dẫn theo cách trồng rau "sạch".
 
Thế mà, ra đến các chợ ở Hà Nội, mớ rau đay, mùng tơi rẻ nhất cũng 3.000 đồng, đắt là 5.000 đồng. Quả thực, khâu trung gian ăn lãi hơn người trồng trọt quá nhiều.
 
Có lẽ, vì lý do đó mà nhiều người trồng rau không thể học cách trồng rau an toàn được. Vì trồng rau an toàn, thời gian lâu hơn trồng rau thường. Thông thường cứ thu hoạch được 3 lứa rau an toàn thì với rau thường là 5 lứa.
 
rau.jpg - 77.01 KB
 
Điều đáng buồn nhất là rau không an toàn nhưng trung gian đẩy giá lên thành rau
quê, "an toàn" nên người tiêu dùng cứ bị nhầm lẫn".
 
Cùng tâm tư với chị Hằng, bà Hoàng Thị Nụ (ở khu tập thể Thành Công, Ba Đình, Hà Nội) cho biết: "Ở Văn Lâm, Văn Giang - Hưng Yêu, tức các huyện giáp ranh Hà Nội, nơi cung cấp thực phẩm cho các chợ trong nội thành đô thị, cá trắm ao nuôi chỉ 35.000 đến 50.000 đồng/kg; cá chép là 80.000 - 100.000 đồng/kg thế mà ra các chợ Hà Nội, giá được đội lên gấp 2, thậm chí gấp 3 lần.

Cá nuôi ở ao, được người nuôi cho ăn tạp nham các loại thức ăn, thế nhưng, người bán ở chợ nội thành thì cứ khẳng định, đó là cá sông, cá đồng tự nhiên...".

 
Anh Nguyễn Thanh Bằng, chủ 3 đầm cá lớn ở Văn Giang, Hưng Yên cho biết: Cá trong đầm được nuôi theo lứa, thức ăn là cỏ, rau, cám công nghiệp nấu với cám gạo rồi thả xuống... Cá trắm từ 1 đến 1,5 kg, bán tại đầm chỉ 30.000 đồng/kg; cá từ 2 - 2,7kg thì 35.000 đồng/kg. Cá càng to thì giá càng cao. Cá chép 1,5 kg trở xuống, bán tại đầm chỉ 60.000 đồng/kg. Cá chép trên 2kg thì 80.000 đồng/kg...
 
Cũng theo anh Bằng, giá thực phẩm như cá, thịt lợn và gia cầm bán buôn ở quê anh cho những đầu mối trên chợ ở nội thành, giảm từ 5.000 đồng đến 10.000 đồng/kg so với cùng thời gian này năm ngoái.
 
"Nghe người thành phố về kêu ca thực phẩm đắt, tôi cứ ngỡ họ nói đùa. Tôi ra nhà bác họ ở phố Huế chơi, đèo chị họ đi chợ, trực tiếp mua cá, thịt... mới biết, người bán hàng lãi gấp nhiều lần người trực tiếp sản xuất ra thực phẩm như chúng tôi. Do khâu trung gian nên người thành phố bị mua đắt là đúng" - anh Bằng nói.
 
Thực tế ở Hà Nội và các thành phố lớn khác trong nước, nhiều gia đình đến siêu thị mua thực phẩm cho cả tuần dùng. Với đối tượng này, giá tăng hay giảm, họ thường không quan tâm. Người tiêu dùng bình dân, họ thường đi chợ mua thực phẩm theo ngày ở các chợ nhỏ, lẻ, họ quan đến giá lên xuống là chuyện đương nhiên.
 
Lý giải về tình trạng này, ông Nguyễn Đắc Thắng - Trưởng ban quản lý một khu chợ khá lớn ở nội thành Hà Nội giải thích: Hộ kinh doanh nhỏ lẻ về thực phẩm ở các chợ, kể cả chợ đầu mối của Hà Nội đều không quan tâm đến cái gọi là quỹ bình ổn giá của thành phố.

Họ là đối tượng ngoài vòng điều chỉnh của quỹ này. Giá cả ở các chợ chỉ ổn định hoặc hạ nhiệt gì đó khi mà các tổng lớn về lương thực, thực phẩm thực hiện phân phối qua các đại lý, cửa hàng nhiều hàng với giá theo chuẩn (tức như bình ổn giá quy định).

 
Nhiều hộ kinh doanh tại chợ thường phải lấy hàng qua trung gian nên giá đội cao như vậy. Thế nhưng, điều quan trọng là người tiêu dùng vẫn chấp nhận nên hộ kinh doanh vẫn bán được.
 
Theo Nguoiduatin

Các tin mới hơn

Các tin cũ hơn

Liên kết hữu ích