Hãy đặt mình vào vị trí người dân

Thứ ba, 09/10/2012, 07:43
Cái hành vi đặt mình vào vị trí người khác mà hành xử có ý nghĩa sâu xa lắm. Nó giúp người ta có một cái nhìn khác, công bằng hơn về cùng một sự việc và khiến người ta thay đổi hành vi.

>> Dân không cần công bộc
>> Trang thông tin chính phủ: Người dân nói về Quan làm báo, Dân làm báo
>> Kiện EVN, người dân lại thua
>> 
Người dân nặng gánh thuế, phí cao chót vót  

 


Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị. Ảnh: Lê Anh Dũng/VNN


"Luật vàng"...

Mới đây, có câu nói của một quan chức, cần đặt mình vào vị trí người dân để hành xử, rất đáng hoan nghênh. Ông Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã khuyên cấp dưới của ông như vậy, khi nhận định về kế hoạch xây dựng một khu thương mại mới và những chuyện liên quan đến khiếu kiện về đất đai.

Tôi hi vọng đó là một câu nói có suy nghĩ xuất phát từ tâm người nói, một người lãnh đạo cao cấp.

"Đừng mang đến cho người khác những gì mà mình không muốn người khác mang đến cho mình." Người ta gọi đó là "luật vàng".

Cái hành vi đặt mình vào vị trí người khác mà hành xử có ý nghĩa sâu xa lắm. Nó giúp người ta có một cái nhìn khác, công bằng hơn về cùng một sự việc và khiến người ta thay đổi hành vi.

Nó là hệ quả của "luật vàng" có trong văn minh phương Tây, trong văn minh Ai Cập, Hi Lạp, Ấn Độ, Trung Hoa, ... Nó còn được thể hiện trong Kinh Thánh và được diễn đạt theo nhiều cách khác nhau. Nó cũng chính là luật về quan hệ tương hỗ của cuộc sống.

Trong cuộc sống thường ngày, sự bon chen, nhỏ nhen, lòng tham, và cả sự bất nhân độc ác khiến không ít người thản nhiên làm điều ác với người khác. Nếu trước khi làm việc gì có hại cho ai đó, người hành động chỉ dừng lại và tự hỏi: "Nếu ở vị trí người kia, mình sẽ thế nào?" thì họ có thể sẽ bớt làm điều ác.

Nếu trong vị trí người hàng xóm nhà mình, mình sẽ không khạc nhổ thô bỉ ngoài ngõ. Nếu trong vị trí người hàng xóm, mình sẽ mình không vứt rác sang nhà hàng xóm.

...

Những giây phút ngưng lại để suy nghĩ "nếu mình là người kia ..." sẽ giúp hành vi con người trong cuộc sống thường ngày sẽ trở nên hài hòa hơn.

Ta thử xem vài trường hợp sau như những ví dụ.

Thử đặt địa vị mình vào người đang nằm chờ chết trong bệnh viện, bị bác sỹ bỏ mặc do không có tiền thì ông sẽ làm gì? Nếu ở địa vị cha mẹ học sinh phải "lót tay" thầy cô nào đó mới được vào học mẫu giáo, thì thầy cô giáo có nỡ lòng nhận tiền lót tay của con người khác không?

Nếu ngôi nhà, dù to nhỏ, là tài sản của cha mẹ hoặc người thân của mình bị người khác lấy đi một cách bất công thì người ra lệnh cưỡng chế có muốn ra lệnh dỡ nhà người khác một cách bất công không?

Hãy đặt mình vào vị trí người kiếm sống bằng nghề bán rong bị hất đổ cả mẹt trứng, trút cả sọt hoa quả rồi đem đi đâu đó (cho dù người bán rong có lỗi) thì ta sẽ nghĩ gì và làm gì, nhất là khi mẹt trứng ấy là nồi cơm nuôi sống cả nhà người bán rong?

Và còn vô vàn những câu hỏi tương tự như thế.

...Và sự "hài hòa"

Tất cả những câu hỏi đó đều có câu trả lời rất rõ ràng: Không ai muốn điều đó xảy đến với mình và người thân của mình! Thiết nghĩ những câu hỏi ấy rất đơn giản nhưng chúng lại giúp thức tỉnh sự hành xử đúng đắn, có lý, có tình trong mỗi người chúng ta khi hành xử với người khác.

"Đừng mang đến cho người khác những gì mà mình không muốn người khác mang đến cho mình." Người ta gọi đó là "luật vàng".

Ông đã khuyên cán bộ của mình một điều đáng suy nghĩ lắm.

Bằng cách diễn đạt khác nhau, "luật vàng" dạy người ta đừng mang đến cho ai điều mà mình không muốn người khác mang đến cho mình. Nếu ai cũng nghĩ và làm được như thế, xã hội chắc chắn sẽ "hài hòa".

Nhưng "luật vàng" nhiều khi cũng bị lòng tham, sự ích kỷ và sự nhẫn tâm chà đạp. Chừng nào tham nhũng còn là quốc nạn, chừng đó "luật vàng" chưa đáng giá ...vàng.

Vừa qua, chúng ta có một giải pháp tăng lương cho cán bộ có chức quyền để phòng, chống tham nhũng. Giải pháp này, cho dù đặt trong tổng thể các giải pháp khác, vẫn thấy khó khả thi, thậm chí hài hước (!)

Vì ai cũng hiểu rằng tham nhũng là do quyền lực không được kiểm soát một cách đúng đắn và văn minh chứ không phải do lương quan chức thấp hay cao. Không có cơ chế kiểm soát minh bạch bằng pháp luật, quan chức thấy lương càng nhiều ... càng ít.

Cả thế giới đều biết cái công thức ngắn gọn chỉ ra cội nguồn của tham nhũng: C = (M + D) - A[[2]]

"Luật vàng" cũng gần với luật nhân- quả lắm (law of causality). Cái ác khó thoát lưới trời. Nghe có vẻ duy tâm?

Không. Duy vật đấy! Đó chính là quan hệ nhân quả. Trong tự nhiên, nếu anh tác động một lực vào đối tượng, anh sẽ nhận được một lực tương ứng. Thế nên, hãy biết đặt mình vào vị trí người dân. Câu nói này vẫn luôn có ý nghĩa và có giá trị thời sự.


Theo VNN

Các tin cũ hơn