>> Đà Nẵng cấm dạy thêm học sinh tiểu học
>> Thưởng Tết bằng tăng ngày nghỉ phép
>> Bát nháo “trung tâm” môi giới phòng trọ
Theo văn bản của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Thủ tướng tại cuộc họp về kế hoạch và cơ chế đặc thù triển khai các dự án mở rộng Quốc lộ 1 đoạn Hà Nội - Cần Thơ và dự án đường Hồ Chí Minh đoạn qua khu vực Tây Nguyên (Quốc lộ 14 cũ), Thủ tướng đồng ý về mặt chủ trương điều chỉnh tăng mức phí đường bộ như đề nghị của Bộ GTVT nhưng cần có lộ trình tăng từ nay đến năm 2016 đạt mức khoảng 3,5 lần so với hiện nay.
Chủ yếu thu hút đầu tư
Trước đó, Chính phủ đã thống nhất phương án mở rộng Quốc lộ 1 do Bộ GTVT đề xuất. Cụ thể, trong giai đoạn 2013-2016 sẽ mở rộng 1.504 km đường từ 2 làn lên 4 làn xe, nâng cấp 282 km Quốc lộ 1 với tổng mức đầu tư khoảng 89.300 tỉ đồng.
Để có nguồn vốn thực hiện, Bộ GTVT phối hợp cùng Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch - Đầu tư đã trình ra Quốc hội để Chính phủ phát hành 60.000 tỉ đồng trái phiếu Chính phủ đầu tư các dự án mở rộng Quốc lộ 1 đoạn Hà Nội - Cần Thơ (phần vốn Nhà nước) và Quốc lộ 14.
Tuy nhiên, do nhiều lý do, đề xuất đó chưa được Quốc hội xem xét. Chính vì thế, Bộ GTVT hy vọng việc huy động nguồn vốn từ doanh nghiệp thông qua các hình thức BOT, PPP (đối tác công-tư) sẽ được khoảng 34.500 tỉ đồng; nguồn vốn Nhà nước, bao gồm cả việc hỗ trợ vốn các dự án hợp tác công - tư, khoảng 51.000 tỉ đồng.
Quá sức chịu đựng của DN |