|
Một phụ nữ nhưng không có biểu hiện sinh lý nữ thì cần đi khám để phát hiện nguy cơ mình có thể là nam, có tinh hoàn nhưng ẩn trong người hay đi lạc chỗ khác. |
Không làm mẹ thì có thể làm bố!
Hiện tượng nữ lại không có kinh mà có tinh hoàn gọi là tinh hoàn nữ hóa hay gọi là hội chứng không nhạy cảm hoàn toàn với Androgen (Complete Androgen Insensitivity Syndrome - CAIS). Tần suất: 1/20.000-1/500.000 cá thể nam. Trước tiên phải khẳng định cá thể là nam, tuy nhiên về ngoại hình và bộ phận sinh dục ngoài là nữ, có hình thái cơ thể thiên hẳn về nữ giới, bộ phận sinh dục ngoài thì trông hoàn toàn như của nữ giới. Các bệnh nhân ở thể bệnh này đều được đặt tên con gái và đều không biết mình có bệnh tật. Ở tuổi dậy thì và tuổi trưởng thành, lông mu và lông nách thường không có và không có kinh nguyệt. Họ có thể có chồng, quan hệ bình thường, tuy nhiên không có kinh và không thể có con. Các chuyên gia cũng khuyến cáo bảo lưu hai tinh hoàn cho bệnh nhân. Việc giữ lại hai tinh hoàn giúp bệnh nhân tuy không thể làm mẹ được nhưng có thể sẽ làm bố nhờ kỹ thuật lấy tinh trùng từ hai tinh hoàn này để cấy ghép về sau. Về mặt xã hội, sẽ khó khăn cho cá thể mang hình hài nữ nhưng lại là nam về nhiễm sắc thể, bên cạnh đó việc không có con cũng là một áp lực tâm lý lớn. Tuy nhiên, tại các nước phát triển, các hội CAIS phát triển mạnh và bệnh nhân hầu như hòa nhập cuộc sống bình thường. ThS-BS Phạm Ngọc Thạch, Phó phòng Kế hoạch - Tổng hợp, BV Nhi đồng 2 |