Ông Nguyễn Hồng Hà. |
Được “tiền trảm hậu tấu”
Vậy yếu tố nào đã đưa đến thành công của ngày hôm nay, thưa ông?
Dự án Sơn La được rất nhiều người quan tâm. Các đối tác tham gia dự án đã kết hợp chặt chẽ với nhau nên đẩy nhanh tiến độ. Tuy nhiên, nói vượt tiến độ cũng phải có cơ sở.
Ban đầu, do tính chất quan trọng nên chọn quy mô nào ở Sơn La để khỏi ảnh hưởng tới quy hoạch bậc thang của cả Sông Đà, ảnh hưởng đến vấn đề an toàn, hiệu quả... được cân nhắc rất kỹ. Có một cái hay là, chúng ta đã chọn được vị trí đặt đập tốt nhất để xây dựng công trình.
Dù ở quy mô nào, cao hay thấp đằng nào cũng phải có đường vào (đường nhựa dài hơn 40km từ TP Sơn La vào huyện Mường La - PV); phải có cầu, đường điện... nên EVN đã mạnh dạn đề xuất với Chính phủ cho phép triển khai trước một số công việc.
Thông thường, đối với các dự án, bao giờ có quyết định đầu tư lúc đó mới được triển khai. Nhưng ở dự án Sơn La, do đặc thù nên được Chính phủ chấp thuận cho triển khai một số hạng mục khi chưa có quyết định đầu tư. Có lẽ đây là dự án thuỷ điện duy nhất từ trước đến nay có được “ngoại lệ” như vậy.
Vậy triển khai “ngoại lệ” đó thế nào, thưa ông?
Để triển khai mặt bằng, cách đây 10 năm, từ thành phố Sơn La vào huyện Mường La đường sá rất khó đi. Khoảng cách có 40km nhưng không có cầu.
Việc được chấp thuận để chuẩn bị hạ tầng trước nên ngày khởi công dự án cũng chính là ngày ngăn sông. Đến thời điểm này, mọi người mới thấy khi quyết định như vậy là đúng.
Ngoài ra, cũng phải có đường dây điện 110-220 để cấp điện, cần có cầu để qua Sông Đà... Làm được những việc đó, đã tiết kiệm thời gian được 1 năm. Nếu đợi quyết định đầu tư, có thể khởi công năm 2005, nhưng chưa chắc đã ngăn sông được vào năm đó.
Hệ thống quan trắc động đất ra sao?
Đến thời điểm này, tổng mức đầu tư cho dự án Thủy điện Sơn La là bao nhiêu?
Về tổng mức đầu tư hiệu chỉnh vừa được Thủ tướng tạm phê duyệt theo quyết định là hơn 60.195 tỷ đồng (so với Nghị quyết Quốc hội điều chỉnh phương án xây dựng Thuỷ điện Sơn La năm 2002, vốn đầu tư chưa tính lãi vay là 31.000-37.000 tỷ đồng-PV).
Khi Thủy điện Sơn La đi vào hoạt động, sẽ mang lại cho Tây Bắc nói chung và Sơn La nói riêng điều gì?
Từ khi đi vào hoạt động đến nay, Thuỷ điện Sơn La đã đóng gần 1.000 tỷ đồng tiền thuế VAT cho địa phương (chưa tính thuế tài nguyên). Hiện, nguồn thu của Sơn La chủ yếu do Thủy điện Sơn La đóng góp.
Ngoài ra, thuế tài nguyên, một mét khối nước bao nhiêu đều được nộp theo từng tháng cũng rất lớn. Thực tế, để phát triển một ngành công nghiệp nào đó ở Sơn La để đạt được tiền thuế tới 1.000 tỷ đồng/năm chắc chắn rất khó.
Thế còn hệ thống quan trắc dự báo động đất tại Thủy điện Sơn La ra sao?
Hệ thống dự báo quan trắc đối với cả vùng Tây Bắc do Viện Vật lý địa cầu chịu trách nhiệm. Trong hệ thống quan trắc tại Sơn La, chúng tôi lắp đặt các trạm, các máy đo trong đập, ở các cao độ khác nhau (có khoảng 11 điểm đo).
Các trạm đo này tự động đưa thông số về hệ thống điều khiển trung tâm và lưu trữ lại trong máy tính. Hệ thống hoạt động và đo hằng ngày. Số liệu quan trắc ở Sơn La đều có trong báo cáo quan trắc của đập. Đây là một trong những tài liệu quan trọng để báo cáo với Hội đồng nghiệm thu nhà nước.
Cảm ơn ông!
Theo Tienphong