|
Rắn hổ mang được mệnh danh là chúa tể của các loài rắn, nó còn có tên gọi là hổ lửa, hổ phì. Loài này được nuôi nhiều dưới hầm bê tông ở làng Lệ Mật, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Nuôi rắn rất nguy hiểm nhưng là nghề đem lại hiệu quả kinh tế cao vì giá trị trong y học. Cao rắn hổ mang có vị ngọt, hơi mặn, là bị thuốc bổ mạnh gân cốt, trục phong hàn, có công dụng chữa bệnh viêm khớp, thấp khớp, thần kinh đau nhức. |
|
Chủ một trang trại ở làng Lệ Mật đang "chơi đùa" cùng con rắn hổ mang. Từ năm 1054, thời vua Lý Thái Tông, nhiều người làng Lệ Mật đã khởi nghiệp nghề nuôi rắn hổ mang. Các chuyên gia cảnh báo, rắn hổ mang nguy hiểm, nên khi nuôi mọi người phải nắm rõ quy trình nuôi một cách kỹ lưỡng và sâu sắc. |
|
Một người dân không có thiết bị bảo hộ lao động, tên Hoàng Văn Tấn, 59 tuổi đang tìm kiếm rắn trong ruộng lúa gần ngồi làng ông sống. Người này sử dụng một cái gậy dài để bắt rắn sau đó co rắn vào túi phía sau chiếc quần. Ông thường lấy một phần rắn cho bữa ăn gia đình, phần khác mang đến bán cho cửa hàng hoặc thương gia xuất khẩu. Một con rắn hổ mang có thể mang lại 100 đôla cho người nông dân ở vùng nông thôn Việt Nam. |
|
Những bình rượu rắn tại một nhà hàng ở Lệ Mật. Nhiều người dân cho rằng, uống rượu rắn có thể giúp cơ thể khỏe mạnh. Rắn hổ mang được dân gian lưu truyền như một vị thuốc bổ tăng cường sinh lực, điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp. |
|
Đặc sản của Lệ Mật là rượu gạo ngâm với rắn hổ mang. Vì giá rắn rất đắt, nên hiếm khi thực khách xơi cả con to mà thường chỉ mua một ít rượu để uống. |
|
Tạp chí NationalGeographic cũng giới thiệu một số hình ảnh về loài rắn có nọc độc nhưng giúp ích trong y học. Trong hình là nọc độc của rắn Jameson ở Cameroon có thể giúp ngừa bệnh tim. |
|
Rắn viper ở Cameroon. Nọc độc của chúng có thể giết con mồi nhanh chóng, nhưng giới y học thường sử dụng chất độc của loài rắn này làm thuốc chống cao huyết áp, chữa bệnh tim và kiểm soát máu trong quá trình phẫu thuật. Các bức ảnh trên đều do nhiếp ảnh gia tên Mattias Klum thực hiện. |
Theo Kienthuc