PGĐ BV Phụ sản HN: "Nhận quà "khủng" là bị gây sức ép..."

Thứ hai, 28/01/2013, 10:48
"Nếu người ta đến nhà tôi, tìm mọi cách để đưa phong bì cho người thân, thì tôi cũng tìm cách để lì xì lại con người ta, vì nếu, mình nhận quà Tết giá trị lớn vậy sau đó người ta lại gây sức ép, bắt mình trả ơn", Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội chia sẻ.

Trao đổi với PV về quan điểm đối với việc biếu và nhận quà Tết ông Vũ Bá Quyết – Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội chia sẻ "làm lãnh đạo, tôi cũng không có thói quen nhận quà Tết của nhân viên cấp dưới, mình nhận quà Tết giá trị lớn là sau đó người ta lại gây sức ép, bắt mình trả ơn…".

Hiện nay tôi là lãnh đạo, tôi cũng bảo nhân viên không đến nhà riêng mà chúc tụng nhau ở bệnh viện, mà khi không ở viện người ta cố tình gọi điện cho tôi để đến nhà, tôi bảo đang ở quê. Ngay như hiện nay tôi làm lãnh đạo, tôi cũng không có thói quen nhận quà Tết của nhân viên cấp dưới và tôi cũng chẳng có quyền to gì để người ta biếu quà Tết hay nhờ vả.

qua tet

Ông Vũ Bá Quyết - Phó Giám đốc BV Phụ sản Trung ương

Vì nhận mình mắc nợ người ta. Nếu người ta đến nhà tôi, tìm mọi cách để đưa phong bì cho người thân, thì tôi cũng tìm cách để lì xì lại con người ta, vì nếu, mình nhận quà Tết giá trị lớn vậy đến khi người ta lại gây sức ép, bắt mình trả ơn…

“Cá nhân tôi từ khi là nhân viên và đương chức bây giờ chưa bao giờ đi biếu quà Tết giá trị với lớn cấp trên để chạy chức hay nhờ  vả việc này việc kia… và tôi cũng không bao giờ nhận của cấp dưới quà Tết có giá trị lớn” – ông bày tỏ quan điểm.

Ông Quyết cho rằng, thời kinh tế thị trường mở cửa, quà Tết giữa nhân viên và sếp giờ trở thành trào lưu chúc tụng “đen”, mà người ta thường đi trước ngày 30 Tết, vì vậy, quà Tết giờ anh em đến nhà sếp khác xưa rất nhiều. Đáng buồn là xã hội ngày nay còn có trào lưu xấu, coi quà Tết như một nguồn thu nhập của cuộc sống, không cần biết nguồn quà kia có từ đâu...

“Trào lưu chúc tụng “đen” trước giao thừa, ngày xưa chỉ là lễ nghĩa giờ đây người ta lợi dụng quà Tết để làm việc này, việc kia, tôi cũng không đồng tình với trào lưu này”, ông Quyết chia sẻ.

Theo vị Phó Giám đốc bệnh viện Phụ sản Hà Nội, tặng quà ngày Tết là những biểu hiện tế nhị của tình cảm giữa hai người với nhau, và chỉ hai người biết, nên chỉ có hạn chế thôi, còn xử lý hết thì cũng khó. Để hạn chế vấn đề này phải có Chỉ thị từ trên xuống dưới... Thực tế cho thấy, những món quà tình cảm trong sáng của văn hóa truyền thống hiện nay, lại đang bị pha tạp lẫn lộn với những món quà mang tính vụ lợi.

Điều này tạo nên những điều tiếng không hay của xã hội. Chuyện tặng, biếu quà cho nhau là một chuyện hết sức bình thường, nhưng, nó chỉ trở thành chuyện bất bình thường khi đằng sau chứa đựng những ý định không trong sáng như biếu quà để ép người nào đó hành động trái ý muốn của họ vì lợi ích riêng nào đó.

"Ngày xưa quà Tết có nhiều ý nghĩa lắm, hồi tôi còn nhỏ, quà Tết chỉ là cái bánh trị giá 5 xu, 1 hào mà người thân mua cho, nhưng còn nhớ mãi…

Khi làm nhân viên ở Bệnh viện Phụ sản, hàng năm cứ Tết đến ở viện chúng tôi anh em nhân viên có truyền thống chúc tụng nhau tại viện. Ngoài ra, nếu thân nhau, anh em còn mang quà Tết đến nhà lãnh đạo chỉ là chai rượu, cái bánh chưng, hộp kẹo hay là thứ gì đó đặc sản quê mình… Những việc làm như vậy là cái lễ nghĩa tôn trọng nhau, và sẽ càng gắn bó với anh em trong bệnh viện".

Cách đây 30 năm ngày gia đình tôi còn khó khăn lắm, ở nhờ bên Thạch Bàn người ta gói bánh chưng mang đến tận nhà biếu tôi, tôi biếu họ chai rượu… Món quà này làm tôi nhớ mãi, vì lúc đó gia đình mình đang gặp khó khăn, vẫn có nhiều người quan tâm chia sẻ…

Ông Quyết còn cho biết, đã làm ở bệnh viện nhiều năm, thời buổi bao cấp, kinh tế còn khó khăn nên trong cơ quan không có chuyện quà Tết giá trị hàng chục nghìn đô hay bạc tỷ. Và truyền thống từ nhiều năm nay,  anh em bác sỹ từ lãnh đạo đến nhân viên đều trực ở bệnh viện, có thân nhau lắm thì đến nhà nhau chúc Tết hoặc tặng nhau chai rượu, cái bánh, hộp kẹo…

Theo Infonet

Các tin cũ hơn