Tự sự của một cô gái bị bắt cóc, cưỡng hiếp

Thứ hai, 27/05/2013, 21:51
Mười một năm trước ở tuổi 13, cô bé Alicia Kozakiewicz bị bắt cóc và tấn công tình dục. Ngay sau khi sống sót khỏi cơn ác mộng này, cô gái trẻ đã dũng cảm nói về biến cố này. 

Trong tác phẩm "Nhân tố con người" (Human Factor), tiến sĩ Sanjay Gupta đã lập hồ sơ về những người sống sót qua những khó khăn. Đối mặt với trở ngại của cuộc sống: chấn thương, bệnh tật và những vất vả khác, họ đã khai thác sức mạnh nội tâm và tìm thấy khả năng phục hồi mà chính bản thân họ không ngờ tới. 

Mười một năm trước ở tuổi 13, cô bé Alicia Kozakiewicz bị bắt cóc và tấn công tình dục. Một gã 38 tuổi đã giam giữ cô như một nô lệ tình dục trong căn hầm tối tự tạo của hắn. Ngay sau khi sống sót khỏi cơn ác mộng này, cô gái trẻ đã dũng cảm nói về biến cố này, thay cho tiếng nói của những đứa trẻ khác đang bị giam giữ. Dưới đây là tự sự của cô:

cuong hiep

Alicia Kozakiewicz

"Cuộc giải thoát tuyệt vời của ba người phụ nữ ở Cleverland (Mỹ): Amanda Berry, Georgina "Gina" DeJesus và Michelle Knight - bùng nổ trên các phương tiện truyền thông về câu chuyện bị giam cầm và con đường trở lại cuộc sống của họ làm tôi nhớ lại những ký ức đen tối khi bị nuôi nhốt và tuyệt vọng.

Ở tuổi 13, tôi cũng là một nạn nhân bất lực của một con quái vật tình dục đồi trụy - một động vật ăn thịt nghiện internet, kẻ đã từng rất chu đáo với tôi. Dụ dỗ tôi ra khỏi nhà, hắn bắt cóc tôi đến Virginia, nơi tôi bị giam cầm trong tầng hầm ngục tối.

Trong nhiều ngày, tôi bị hãm hiếp, đánh đập và tra tấn, và như một con vật, bị xích vào sàn nhà bằng một chiếc khóa cổ của chó. 

Kẻ bắt cóc của tôi chia sẻ tình trạng suy sụp của tôi qua đường dẫn video, tự hào tung lên mạng cô gái trẻ mà hắn đã bắt về làm nô lệ tình dục.

Nhưng đó lại là con đường đã giải thoát tôi, khi một người xem online sợ dính líu vào một tội ác, đã lùng sục khắp các tờ báo và tìm thấy thông tin về tôi trên Trung tâm Quốc gia về Trẻ bị mất tích và lạm dụng. Khi thấy gia đình và FBI đang tìm kiếm tôi, ông này gọi từ điện thoại trả tiền, liên hệ với nhà chức trách.

cuong hiep

Ảnh đăng thông tin mất tích của Alicia Kozakiewicz.

FBI đã tìm đến nơi tôi bị giam cầm. Cái xích trên cổ tôi đã được cắt ra, tôi được trả tự do và có cơ hội thứ hai để sống. Nếu người đàn ông đó không gọi điện, hoặc cuộc điều tra chỉ chậm một chút thôi, con quái vật nọ sẽ có nhiều khả năng sát hại tôi. Đáng buồn thay, 74% trẻ em bị bắt cóc sẽ bị giết trong ba giờ đầu tiên.

Bị lạm dụng nhưng còn sống: Bài học từ những người sống sót

Mặc dù cuộc giải cứu tôi là một điều kỳ diệu, nhưng sự phục hồi và tái hòa nhập vô cùng khó khăn. Mặc dù vậy, ở tuổi 14, sau một thời gian ngắn chữa bệnh, tôi bắt đầu nói ra và chia sẻ được câu chuyện của tôi với các học sinh, phụ huynh, giáo viên, người thực thi pháp luật... bất kỳ ai muốn nghe.

Tôi nhận ra rằng những đứa trẻ khác không cần phải chịu đựng kinh nghiệm đau thương của tôi, và do đó, "Dự án Alicia" ra đời. 

Tiếp tục sứ mệnh của mình, tôi đã tham gia tổ chức Discovery ID (một mạng lưới TV của kênh truyền thông Discovery nhằm chống các loại tội phạm) để thay đổi và nâng cao nhận thức về các vấn đề như an toàn internet, người mất tích, buôn bán người và giáo dục nâng cao nhận thức an toàn trẻ em.

Tôi đã tham dự cuộc giao lưu bàn tròn ở Florida khi tin về cuộc giải cứu Cleveland được phát đi. Một vài người có con chưa được giải thoát đều vẫn đang tìm kiếm không mệt mỏi và họ nói sẽ không bỏ cuộc. Tôi nhìn khuôn mặt của họ sáng lên khi họ nghe tin tức. Bạn gần như có thể nghe thấy mỗi người trong số họ nói: "Đó có thể là con tôi!".

Những phụ nữ này đã may mắn vì được kéo ra từ địa ngục và được trao tặng cơ hội sống sót. Họ rất vui mừng được trở lại với gia đình, với những người thân yêu và tất cả mọi thứ đang trôi quá nhanh đến nỗi những nỗi đau và chấn thương của họ bị niềm vui che khuất.

Thật không may, điều này qua rất nhanh. Đại đa số những người đã sống sót sau biến cố đau thương như thế này đều bị rối loạn căng thẳng sau chấn thương. Những cơn ác mộng, hồi tưởng, không hòa nhập trong đám đông, quá cảnh giác,... có thể xuất hiện thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày của họ. Điều quan trọng là những người xung quanh phải nhạy cảm và để kệ họ thể hiện nỗi đau.

Ngoài ra, mọi người cũng nên cẩn trọng với những câu hỏi về những sự việc xảy ra khi các cô gái bị mất tích. Đó là câu chuyện của họ và họ có quyền chia sẻ hoặc không cho người khác. Họ không nợ thế giới này điều gì và bảo mật là điều cần thiết.

Những nạn nhân bị bắt cóc và cưỡng hiếp thường nhận thức được sự đau đớn mà người thân yêu của họ đã phải chịu đựng, vì vậy, có thể tỏ ra "bình thường" bởi không muốn người thân thêm đau đớn. Đây là một trong những lý do khiến các cuộc tư vấn tâm lý rất quan trọng vì nó tạo diễn đàn cho các nạn nhân được nói chuyện một cách tự do mà không cần quan tâm đến phản ứng của người khác.

Chữa bệnh cho các nạn nhân là một quá trình liên tục. Tôi vẫn trong giai đoạn bị rối loạn stress sau sang chấn (PTSD), nhưng rồi các triệu chứng giảm nhẹ dần. Chấn thương không đơn giản biến mất, nhưng chúng tôi chắc chắn có thể chọn cách sống với những kinh nghiệm tích cực trong tương lai.

Những gì người ta có thể rút ra từ câu chuyện này chính là thông điệp của sự hy vọng. Chúng ta không bao giờ được từ bỏ hy vọng rằng bất kỳ đứa trẻ nào, bất kể hoàn cảnh, sẽ được cứu sống và trở về nhà an toàn.

Amanda, Michelle và Georgina, những người trải qua cảnh bị khủng bố, đe dọa, tù đày, các bạn xứng đáng là anh hùng vì các bạn đã nắm bắt được cơ hội trốn thoát cùng nhau và bạn đã sống sót.

Chào mừng về nhà, người anh hùng!".

Theo Kienthuc

Các tin cũ hơn