Theo đó, Phó chủ tịch UBND thành phố Hứa Ngọc Thuận yêu cầu Sở Y tế và các cơ quan liên quan rà soát lại các nội dung về tăng giá dịch vụ khám chữa bệnh; phải tính toán việc tăng viện phí sẽ ảnh hưởng đến chỉ số chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tháng 1.2014 như thế nào và đưa ra phương án thực hiện phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của thành phố.
Chữa bệnh áp dụng cho các cơ sở y tế công lập trên địa bàn thành phố (theo Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 29.2.2012 của liên Bộ Y tế và Bộ Tài chính).
Trước đó, tại kỳ họp lần 10 HĐND TP.HCM khóa 8 (diễn ra từ 10 - 13.7), UBND TP.HCM chuẩn bị trình 12 tờ trình để các đại biểu xem xét thông qua.
Tuy nhiên, ngay trước ngày khai mạc kỳ họp, UBND TP.HCM đã rút lại tờ trình về việc điều chỉnh tăng giá 1.821 dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh áp dụng cho các cơ sở y tế công lập trên địa bàn thành phố theo Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 29.2.2012 của liên Bộ Y tế và Bộ Tài chính.
Bệnh nhân đến Bệnh viện Ung bướu TP.HCM điều trị ung thư - Ảnh: Đình Phú
Vào thời điểm đó, trao đổi với PV, Phó chủ tịch UBND thành phố Hứa Ngọc Thuận, nói: “Việc rút lại tờ trình tăng viện phí để giảm gánh nặng cho người dân trong bối cảnh khó khăn chung hiện nay. Mục tiêu của thành phố là phải làm sao để đảm bảo an sinh xã hội. Về việc có tăng viện phí hay không, có thể cuối năm nay, thành phố sẽ xem xét và trình lại”.
Hiện mạng lưới y tế của TP.HCM có 112 bệnh viện các loại với trên 31.900 giường bệnh cùng nhiều phòng khám đa khoa, chuyên khoa khác. Với dân số trên 10 triệu người, số giường bệnh bình quân trong thành phố chỉ đạt tỷ lệ 42 giường bệnh/10.000 dân.
Nhu cầu khám, điều trị của nhân dân thành phố và các tỉnh lân cận rất lớn nên các bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải trong đó tập trung ở các bệnh viện chuyên khoa tuyến cuối, như Bệnh viện Ung bướu công suất sử dụng giường lên đến 247%; Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình lên đến 140%; Bệnh viện Nhi Đồng 1 lên đến 127%...
Theo thống kê của Sở Y tế TP.HCM, 6 tháng đầu năm 2013 có 15,9 triệu lượt người đến khám và trị bệnh tại các bệnh viện, trung tâm y tế của thành phố; tăng 2,1 triệu lượt so với cùng kỳ năm 2012.
Trong đó, số bệnh nhân điều trị nội trú 688.000 lượt, tăng 6,06%; số bệnh nhân điều trị ngoại trú 2,2 triệu lượt, tăng 21,6% so cùng kỳ năm 2012.
Cho đến nay, TP.HCM là địa phương duy nhất trong cả nước vẫn chưa thông qua tăng viện phí theo Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 29.2.2012 của liên Bộ Y tế và Bộ Tài chính.
Theo Xahoi