|
Nghệ sĩ Tòng Sơn và những phút trải lòng bên chiếc kèn harmonica |
Đến thăm nghệ sĩ Tòng Sơn vào một buổi sáng Sài Gòn bất chợt đổ mưa, căn nhà ông đang ở nằm sâu trong con hẻm nhỏ trên đường Huỳnh Văn Bánh (quận Phú Nhuận, TP.HCM). Nói đúng hơn, đó chỉ là một chiếc giường được kê ngay góc bếp.
Ông chia chiếc giường ra làm hai, một bên để ngủ, bên còn lại để chất những vật dụng cá nhân như áo quần, thuốc men và hộp “đồ nghề” chứa những cây kèn quý giá. Đó cũng là nơi ông lẻ bóng đi về sau những thăng trầm của cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, đào hoa và cô độc.
Cuộc sống xa hoa, tiêu tiền như nước
88 tuổi, khi người ta đã an dưỡng tuổi già bên con cháu, thì lão nghệ sĩ ấy vẫn lủi thủi một mình nơi góc bếp nhỏ. Cứ tầm chiều chiều các ngày thứ ba, năm, bảy trong tuần, ông lại xách vali “đồ nghề” đến sân khấu Trống Đồng.
“Tiền cát-xê cũng không bao nhiều, mỗi đêm được 400.000 – 500.000 đồng, cũng đủ để sống qua ngày. Phần khác nữa là vì tui thèm diễn, nhớ cái ánh đèn, nhớ sân khấu, nhớ tiếng vỗ tay của khán giả lắm”, ông xúc động nói.
Ông đọc lại từng bài báo để được sống lại "thời vàng son" thêm một lần nữa |
Chật vật là vậy, già cả là vậy, nhưng hễ bạn bè gọi đi diễn từ thiện ở tận miền Tây, ông cũng lật đật xếp đồ đi.
“Tính tui thích đi đây đi đó, tuổi ngựa mà, ở hoài một chỗ chịu không được. Với mình làm từ thiện, người ta được giúp đỡ, được cất nhà tình thương thì mừng cho người ta. Đổi lại tui cũng được bà con vỗ tay tán thưởng, thấy mình trẻ ra đến mấy chục tuổi lận”, ông cười hề hà.
Hộp "đồ nghề" chứa những chiếc kèn harmonica mà ông sưu tập suốt cả cuộc đời |
Khi tôi thắc mắc, liệu có khi nào ông hối hận với những gì đã chọn và làm không? Thay vì trả lời, ông trầm ngâm một lúc rồi bắt đầu kể về những ngày đã qua, khi mà sân khấu miền Nam thập niên 1960 không mấy ai được xưng danh “quái kiệt”, danh hài Tùng Lâm ở giai đoạn lừng lẫy nhất cũng chỉ mới được gọi là “tiểu quái kiệt”, thì ở tuổi 21, Tòng Sơn đã làm được điều tưởng chừng như không thế đó.
Người ta gọi ông là “quái kiệt”, ngang tầm với những nghệ sĩ tài danh khác như Trần Văn Trạch, Ba Vân, Bảy Xê...
Ông thích thổi những bản tình ca buồn như Sầu lẻ bóng, Hạnh phúc lang thang... |
Gần như suốt cả một thập niên, đi đâu người ta cũng yêu cầu ông thổi nhạc cao bồi. Cứ thế, hình ảnh nghệ sĩ Tòng Sơn trong trí nhớ của mọi người là một chàng cao bồi điển trai, lãng tử bên chiếc kèn harmonica.
Tòng Sơn có sở thích sưu tầm kèn harmonica, ông kể: “Gì chứ kèn thì tui không bao giờ đắn đo mỗi khi mua. Lúc đó tiền bạc rủng rỉnh, cứ thấy có kèn loại gì tui cũng tìm mua cho bằng được”. Nhẩm tính sơ tổng số kèn ông có được cũng trên dưới 300 cây.
Ở cái tuổi 88, lão "quái kiệt" vẫn toát lên khí chất của một người nghệ sĩ hào hoa, phong nhã |
Không chỉ đổ tiền vào bộ sưu tập kèn, ông còn rất chú trọng đến thời trang, từ sân khấu cho đến đời thường. Mỗi lần xuất hiện trước công chúng là ông ăn vận cực kỳ “model”, theo ông thì đó cũng là cách tôn trọng khán giả. Ông một ngày thay mấy bộ quần áo, mỗi bộ sẽ có một đôi giày riêng.
Việc ăn uống của ông cũng rất cầu kỳ, hải sản phải ăn đồ tươi vừa được kéo lưới lên, ăn thịt thì phải loại ngon nhất. Tiêu tiền như nước là thế nhưng đầu óc người nghệ sĩ như ông chỉ biết dành cho âm nhạc, cho những giai điệu chứ chẳng bao giờ nghĩ đến việc kinh doanh làm giàu…
Từ chiếc kèn nhặt được, lão "quái kiệt" nhận ra rằng mình có duyên với sân khấu, có nợ với harmonica |
“Nếu tui biết tiết kiệm thì đã không phải sống cảnh “nay đây mai đó” như bây giờ. Thời vàng son với nghề, tiền tui kiếm được dư mua nhà to nhà lớn ở đất Sài Gòn
Tiền cát xê đủ mua cả trăm cây vàng
Tên tuổi Tòng Sơn lúc đó nổi như cồn, ông trở thành sao hạng A trong làng giải trí Việt. “Một ngày tui nhận đến 5 show diễn, tiền cát-xê mỗi tháng ít nhất là 200.000 đồng, tính giá vàng thời đó thì tui có thể mua được cả trăm cây vàng chứ chẳng chơi”, ông nói. Kiếm được nhiều tiền, nhu cầu tiêu xài của chàng nghệ sĩ trẻ cũng tăng cao hơn hẳn.
|
này. Nhưng mà lúc đó cứ nghĩ mình còn trẻ, sức lực, tài nghệ và cả khán giả ủng hộ nên tui chẳng tính đến đường lui lúc cuối đời”, ông nói như cái thời quá khứ nó vẫn lảng vảng đâu đây.
Trong một chốc, cổ họng tôi nghẹn lại khi nhìn thấy đôi mắt hoang hoải, xa xăm của ông.
Lão nghệ sĩ già thở dài khi trút bầu tâm sự, đợt vừa rồi vì không đủ tiền đóng tiền nhà, bà chủ cũng mấy bận nhắc khéo. Rỗng túi nhưng ông không dám mở miệng hỏi vay ai. Ông ngại, lòng tự trọng của người nghệ sĩ hào hoa một thời không cho phép ông ngửa tay xin tiền.
Dẫu vậy, ông vẫn khẳng định: “Tui cảm thấy tôi may mắn. Cái gì tui cũng có rồi, giàu sang, danh vọng, sự nổi tiếng và tiếng vỗ tay của khán giả. Cuộc đời thiên biến vạn hóa mà, không sớm thì muộn cũng sẽ thay đổi. Tui chưa từng hối hận về bất cứ điều gì mình đã chọn và làm cho đến tận ngày hôm nay”.
Hơn 68 năm đứng trên sân khấu, "người tình chung thủy" của ông chính là chiếc kèn harmonica |
"Nếu tui biết tiết kiệm thì đã không phải sống cảnh “nay đây mai đó” như bây giờ. Thời vàng son với nghề, tiền tui kiếm được dư mua nhà to nhà lớn ở đất Sài Gòn này. Nhưng mà lúc đó cứ nghĩ mình còn trẻ, sức lực, tài nghệ và cả khán giả ủng hộ nên tui chẳng tính đến đường lui lúc cuối đời". Tòng Sơn |
Ông tâm sự, cả cuộc đời mình cái gì cũng đã có rồi, cũng trải qua hết rồi... Thứ quý giá nhất ông có được khi về già chính là tình cảm của khán giả |
“Nhặt” được cuộc đời từ chiếc kèn lính Pháp đánh rơi
Nghệ sĩ Tòng Sơn (88 tuổi) tên thật là Dương Ngô Tòng, sinh ra là lớn lên ở miền Tây Nam Bộ. Tuổi thơ của ông là những ngày chinh chiến chạy giặc Tây.
“Thời đó nghèo lắm, không có gạo mà ăn đâu. Nấu nồi cơm chỉ toàn thấy bo bo với củ mì”, ông hồi tưởng.
Suy nghĩ duy nhất đối với một người sống trong nghèo khổ, đói rách như ông là “phải làm gì để có cái ăn?”.
Vậy mà, theo lời Tòng Sơn thì số ông là số phải đứng trên sân khấu. Ông tư lự: “Khi tui vô tình nhặt được cây kèn harmonica của một lính Pháp đánh rơi, cũng chính là lúc tui “nhặt” được cuộc đời mình”. Năm đó, Tòng Sơn mới 16 tuổi.
Tò mò bởi những âm thanh phát ra từ chiếc kèn lạ, đi đâu Tòng Sơn cũng mang theo cây harmonica ấy. Cứ rảnh rỗi ông lại lôi kèn ra thổi, từ những âm ngắt quãng, hụt hơi cho đến những đoạn ngân dài hơn… Và ông nhận ra một điều “mình có duyên với âm nhạc, có nợ với kèn harmonica”.
“Ngày xưa ông bà hay nói “xướng ca vô loài”, cha mẹ tui cũng có tư tưởng như vậy nên cấm tuyệt đối không được theo nghiệp diễn”, ông tâm sự. Nhưng cái khát khao được sống đúng với đam mê của chàng trai trẻ cứ thôi thúc ông từng ngày, cuối cùng Tòng Sơn quyết định lên Sài Gòn lập nghiệp và tìm kiếm cơ hội cho chính mình.
Trời không phụ lòng người, vào một ngày cuối năm 1956, Tòng Sơn trúng tuyển cuộc thi “Tuyển lựa tài tử” do Đài phát thanh Pháp Á tổ chức. Đó cũng là “bàn đạp” vững chắc cho ông tiến xa hơn trên con đường nghệ thuật.
Tên tuổi chàng nghệ sĩ thổi kèn quái và độc đáo lên như diều gặp gió. Đi đâu người ta cũng nhắc đến Tòng Sơn, ai ai cũng mê những màn biểu diễn cùng một lúc thổi hai cây kèn ở lỗ mũi và miệng, thậm chí, ông có thể vừa thổi kèn bằng mũi, vừa ăn chuối uống bia bình thường.
“Thời đó nghệ sĩ ít, nhưng mà ai cũng có cái chất riêng. Tôi được mời lưu diễn khắp nơi, từ Lào, Campuchia, Mỹ, Nhật, Pháp, Ý, Đức, Úc...”, nói đoạn, ông đứng dậy mở tủ lấy cho tôi coi tấm bằng khen “Người có phong cách biểu diễn khẩu cầm độc đáo nhất Việt Nam” do Trung tâm Sách kỷ lục Việt trao tặng năm 2005.
Dáng đi liêu xiêu, run run của người nghệ sĩ già khiến tôi chợt thấy chạnh lòng. Một Tòng Sơn từng đứng trên đỉnh vinh quang của nghệ thuật, có ai ngờ khi về già lại mang trong lòng nỗi khắc khoải, nỗi sợ “một ngày phải cô đơn nằm chết nơi góc phố nào đó”…
|