Tùng Dương phản ứng thế nào khi NSND Trung Kiên nói về bolero?

Thứ năm, 24/08/2017, 09:55
Trước lời chia sẻ thẳng thắn và rõ ràng của NSND Trung Kiên về quan điểm của Tùng Dương và dòng nhạc bolero, Tùng Dương có đã phản ứng thế này.

Sau rất nhiều ý kiến tranh luận, ồn ào xảy ra trên các trang mạng xã hội, các nghệ sĩ trong giới về quan điểm của mình ở dòng nhạc bolero. Mới đây trên trang cá nhân của Tùng Dương đã chia sẻ ý kiến thẳng thắn, rõ ràng của NSND Trung Kiên.

Trên trang cá nhân của mình Tùng Dương chia sẻ: “Quan điểm của Bác - NSND Trung Kiên. Mọi người đọc thật kỹ nhé”.

Theo đó, trả lời báo chí quan điểm của mình về dòng nhạc bolero, NSND Trung Kiên cho biết, việc phát triển mạnh Bolero trong thời đại này là không nên vì nó không mang đến những quan điểm, suy nghĩ và cảm xúc tích cực cho khán giả.

NSND Trung Kiên cho hay, ông cũng không hiểu tại sao lại gọi đó là Bolero. Theo ông đấy là một biến tướng của nhạc vàng, loại nhạc có thời kỳ nước ta phải hạn chế vì nó mang lại những tình cảm ủy mị.

Không phải cái ủy mị trong sáng, mà là một thứ ủy mị vàng vọt. Là người  có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy và tổ chức nhiều chương trình, NSND Trung Kiên cho biết, bolero cũng không hẳn là đẩy lùi nền âm nhạc như Tùng Dương chia sẻ. Tuy nhiên bolero có cản trở quan điểm của khán giả, làm lệch quan điểm của một số thanh niên. NSND Trung Kiên cho hay, ông không ủng hộ và cũng không nên phát triển mạnh bolero.

Trước đó, không chỉ có NSND Trung Kiên đưa ra quan điểm của mình, nhạc sĩ Lê Minh Sơn cũng đã nhận định về việc các chương trình nhạc nhẹ không dễ bán vé nhưng trái lại, các đêm nhạc Bolero lại cháy vé như sau: "Dưới góc độ kiếm tiền thì việc bùng nổ các đêm nhạc Bolero là rất tốt nhưng đối với người sáng tạo thì đấy là sự trì trệ và đau khổ".

Năm 2013, nhạc sĩ Quốc Trung nhận định: "Âm nhạc hay nghệ thuật là bộ mặt của xã hội, nó gắn liền với lịch sử và tâm lý con người của xã hội đó. Sự mất mát, chia ly trong thời chiến cùng với lịch sử văn hoá nghệ thuật dân gian đã tạo nên những dòng nhạc mà đa phần là những ca khúc uỷ mị, thê lương trước đây.

Nó có chỗ đứng trong lịch sử và sự phát triển của nền âm nhạc Việt Nam nhưng nếu nó vẫn chiếm đa phần và lấn át trong đời sống âm nhạc đó là điều nguy hiểm không chỉ cho âm nhạc mà còn cho cả xã hội. Nó biểu hiện cho sự bế tắc, lười biếng chụp giật của tầng lớp nghệ sĩ và sự đứt gãy xa cách giữa các thế hệ".

Hiện nay, cuộc tranh cãi về dòng nhạc bolero sau phát ngôn của ca sĩ Tùng Dương thực sự vẫn chưa có hồi kết giữa bên phản đối và bên ủng hộ sự bùng nổ trở lại của dòng nhạc này.

Theo Dân Việt

Các tin cũ hơn