Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa, TDTT và du lịch do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch chấp bút vừa được công bố để lấy ý kiến rộng rãi của người dân.
Theo quy định mới trong dự thảo, chỉ cần tự tiện thay đổi nội dung chương trình biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang sau khi đã được cấp giấy phép, đơn vị tổ chức hoặc các nghệ sĩ sẽ bị phạt tiền 10-20 triệu đồng. Việc tổ chức biểu diễn hoặc biểu diễn tác phẩm thuộc loại chưa được phép phổ biến cũng phải chịu mức phạt tương tự.
Cũng theo dự thảo nghị định, khi tổ chức cho các đoàn nghệ thuật, người nước ngoài biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang tại nơi công cộng mà không có giấy phép hoặc không đúng nội dung ghi trong giấy phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, đơn vị tổ chức sẽ chịu mức phạt 20-30 triệu đồng. Người Việt Nam ra nước ngoài biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép cũng phải chịu mức phạt tương tự.
Nghệ sĩ ăn mặc phản cảm khi biểu diễn như thế này sẽ bị phạt mạnh tay.
Ngoài ra, người biểu diễn, tổ chức biểu diễn tác phẩm có nội dung khiêu dâm, kích động bạo lực hoặc đưa người mẫu ra nước ngoài dự thi hoặc trình diễn thời trang mà không có giấy phép sẽ bị phạt 30-40 triệu đồng.
Một nội dung quan trọng được giới nghệ sĩ hết sức quan tâm là nếu sử dụng bản ghi âm để thay cho giọng hát thật của người biểu diễn hoặc thay cho âm thanh thật của nhạc cụ biểu diễn, các nghệ sĩ cũng sẽ bị phạt 5-10 triệu đồng.
Sân khấu hết “bán da thịt”?
Nghiêm nhưng không khả thi Cũng theo dự thảo nghị định này, nếu để người say rượu, bia vào vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, phòng karaoke hoặc đốt đồ mã tại nơi tổ chức lễ hội, di tích lịch sử - văn hóa, nơi công cộng khác sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 1-3 triệu đồng. GS Ngô Đức Thịnh, Ủy viên Hội đồng Di sản quốc gia, cho rằng quy định này là không khả thi và thực tế từ trước đến nay chưa xử phạt được ai về hành vi đốt vàng mã nơi công cộng. Theo GS Thịnh, đốt vàng mã là việc người dân thực thi tín ngưỡng văn hóa của họ, vì thế chỉ nên tuyên truyền, vận động người dân đốt ít đi chứ không nên giải quyết bằng một sắc lệnh. “Quy định này hoàn toàn không khả thi, nó cũng giống nghị định quy định tổ chức lễ tang cho cán bộ công chức, viên chức” - GS Thịnh nói. |
Theo Nguoilaodong