Tầm quan trọng của M &A trong lĩnh vực ngân hàng

Thứ ba, 13/12/2011, 23:36
 M&A là giải pháp khả thi để loại bỏ sự mất cân bằng và chênh lệch quá lớn về nền tảng tài chính cũng như khả năng quan trị.


Nguyên nhân quá trình M&A.

Xuất phát từ tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu lên các DN cùng những khó khăn nội tại của nền kinh tế Việt Nam, chính sách thắt chặt tiền tệ, tín dụng và cắt giảm ưu đãi dành cho các DN khiến tình hình càng trở nên khó khăn. Do vậy, việc tái cấu trúc toàn bộ nền kinh tế, cũng như đối với từng DN là điều khó tránh khỏi.Ngành ngân hàng cũng không ngoại lệ khi các ngân hàng đang phải đối mặt với tình trạng thiếu vốn, nợ xấu cao,cạnh tranh mạnh  mẽ việc M&A trong ngân hàng sẽ đưa đến nhiều lợi ích cho lĩnh vực này.

Về pháp lý,môi trường đầu tư, kinh doanh đang trở nên thông thoáng, minh bạch hơn Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Chứng khoán và hàng loạt đạo luật được sửa đổi, bổ sung đã nới lỏng, hoặc dỡ bỏ các điều kiện gia nhập thị trường theo lộ trình cam kết khi gia nhập WTO, tạo cơ hội để các công ty nước ngoài dễ dàng thâm nhập thị trường Việt Nam.

Những nỗ lực của Chính phủ Trong lĩnh vực thu hút nguồn vốn FDI, kinh nghiệm ở các nước cho thấy, tiếp sau trào lưu thành lập DN mới, M&A sẽ trở thành phương thức được nhà đầu tư ưu tiên lựa chọn. Xu hướng M&A đã diễn ra ở nhiều nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc những năm 1980 và hiện đang diễn ra mạnh mẽ ở Trung Quốc và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.

Hơn nữa, trong khi thị trường M&A thế giới trầm lắng, hoạt động M&A ở Việt Nam lại có tín hiệu gia tăng trong mấy năm trở lại đây. Điển hình là một số vụ như HSBC - Bảo Việt, Hà Tiên 1 - Hà Tiên 2, Ngân hàng Commonwealth Australia - VIB… Trong năm 2011, sự gia tăng này vẫn sẽ tiếp tục. đây cho thấy, thị trường M&A ở Việt Nam khá hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư nước ngoài.

Lợi ích từ việc M&A trong ngân hàng

Thứ nhất, sẽ tăng được nguồn vối điều lệ cho các ngân hàng. Hiện nay nhiều ngân hàng nhỏ số vốn điều lệ còn thấp,thông qua hoạt động M&A ngân hàng có thể tăng vốn điều lệ một cách nhanh chóng, đáp ứng được những quy định pháp luật về lĩnh vực ngân hàng,như việc Tổng cục bưu chính Việt Nam góp vốn vào ngân hàng Lienvietbank và kết quả sau hơn 3 năm thành lập số vốn điều lệ của ngân hàng này tăng gấp đôi đạt 5.650 tỷ đồng vào tháng 5/2011. SouthernBank và VIB cũng được Thống đốc NHNN ra văn bản chấp thuận về việc bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Theo đó, SouthernBank được chấp thuận tăng vốn điều lệ từ 3.049 tỷ đồng lên trên 3.212 tỷ đồng thông qua chào bán cổ phần riêng lẻ cho UOB với tỷ lệ sở hữu cổ phần là 20% vốn điều lệ của SouthernBank, thay vì 15% trước đó. Tương tự, VIB cũng vừa được NHNN chấp thuận tăng vốn điều lệ từ mức 4.000 tỷ đồng lên 4.250 tỷ đồng thông qua chào bán cổ phần riêng lẻ cho Commonwealth Bank (CBA), với tỷ lệ sở hữu cổ phần CBA được nâng từ 15% lên 20% vốn điều lệ của VIB… 


Thứ hai, sự dồi dào nguồn vốn từ các quỹ đầu tư, Việt Nam hiện có 44 quỹ đầu tư được thành lập từ năm 2007, thời gian hoạt động trung bình thường từ 5-7 năm, bắt đầu tư năm nay trở đi các quỹ sẽ thoái vốn dần, chuyển sang đầu tư khác, do đó nguồn vốn cung cấp cho thi trường sẽ nhiều hơn nữa.Đây cũng là động lực cơ bản để cho thị trường M&A sẽ có động thái tích cực.


Ngoài ra,M&A sẽ giúp tăng sức cạnh tranh cho các ngân hàng, nâng cao chất lượng.Hiện nay, nhiều ngân hàng nhỏ rất khó cạnh tranh với các ngân hàng lớn vì sự hạn chế về vốn,sản phẩm dịch vụ, cũng như lòng tin của người dân đối với ngân hàng, do đó M&A giúp các ngân hàng có thể gia tăng về vốn,nâng cao quy mô, mở rộng thương hiệu tạo niềm tin cho người dân để đạt lợi nhuận cao.
Hơn nữa, M&A đang dần trở thành xu thế trong nền kinh tế Việt Nam.Năm 2011 tổng vốn tất cả giao dịch M&A nước ta là 2,7 tỷ USD tăng trên 50% so với năm 2010.Với đà tăng trưởng trong giai đoạn qua,cộng với việc tái cấu trúc nền kinh tế hiện nay, hoạt đông M&A sẽ diễn ra ngày càng sôi động ở nhiều lĩnh vực hơn như: bất động sản,tài chính ngân hàng,viễn thông,công nghiệp…


M&A là giải pháp khả thi nhất để loại bỏ cái sự bất cân bằng và chênh lệch quá lớn về nền tảng tài chính cũng như khả năng quan trị.Chính sự chênh lệch này dẫn đến những bất ổn ghê gớm trong hệ thống NH và hệ thống tài chính. Một trong những ngòi nỗ là thanh khoản, nợ xấu và chạy đua lãi suất.


Sự kiện hợp nhất ba ngân hàng Sacombank,Ficombank,Tinnghiabank,được coi là bước khởi đầu của quá trình tái cơ cấu lại hệ thống ngân hàng Việt Nam đồng thời cũng là một thương vụ M& A trong ngân hàng.Theo dự kiến sau khi hợp nhất, ngân hàng SCB hợp nhất sẽ có vốn điều lệ là 10.584 tỉ đồng, tổng tài sản 153.626 tỉ đồng Theo đề án hợp nhất vừa công bố thì đến năm 2014, SCB hợp nhất sẽ tiếp tục tăng vốn điều lệ lên đến hơn 16.000 tỉ đồng với tổng tài sản đạt trên 200.000 tỉ và lợi nhuận năm đạt gần 1.900 tỉ đồng..Việc hợp nhất ba ngân hàng SCB, TNB và FCB là bước khởi đầu thành công của quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam. Mọi hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng này vẫn diễn ra bình thường và không có hiện tượng khách hàng rút tiền hoặc ngừng gửi tiền. Sự thành công bước đầu này sẽ là tiền đề quan trọng để NHNN tiếp tục đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng trong các năm tiếp theo.

Theo HT

Các tin cũ hơn