Olli Rehn: Thâm hụt và nợ vượt mức của Vương quốc Anh
cũng sẽ là chủ đề bị giám sát như các quốc gia thành viên EU khác.
Ủy ban châu Âu nhấn mạnh các tác động tiêu cực từ phát ngôn của Thủ tướng Anh David Cameron tại Hội nghị thượng đỉnh đã đẩy trung tâm tài chính của khu vực thành đối tượng quy định mới của Brussels.
Và động thái này rất có thể sẽ khiến nước Anh bị cô lập giữa Liên minh châu Âu. Điều này không chỉ khiến châu Âu mà ngay cả nội bộ nước này cũng tỏ ra thất vọng.
Ông Rehn nhận định: “Nước Anh thuộc về châu Âu và chúng tôi muốn nó lớn mạnh hơn, vẫn là trung tâm tài chính khu vực chứ không phải đứng ngoài lề trên mảnh đất này.Trong tình huống này, tất cả chúng ta đều phải rút ra bài học từ những cuộc khủng hoảng tài chính và xác định bước đi đúng đắn cho các chính sách tài chính.”
Mục đích thực của hiệp ước mới cho tất cả các nước EU là để ban hành trần nợ và ràng buộc bằng các hình thức trừng phạt bán tự động đối với những nước vi phạm quy tắc chung.
Đức, được coi là khiến trúc sư của chế độ mới, luôn muốn củng cố các tổ chức đứng đầu khu vực - Ủy ban và Tòa án công lý châu Âu - nhằm mở rộng thế lực của mình trong việc thực thi các chính sách khu vực.
Tuy nhiên hiệp ước mới sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới Berlin. Người Đức muốn để Ủy ban đứng ra thực thi các hình phạt đối với các nước khu vực đồng euro có mức thâm hụt ngân sách quá cao. Hình phạt này sẽ được kích hoạt tự động và quyết định cuối cùng sẽ do các các chính phủ họp bàn. Ông Olli Rehn còn cho biết, Hiệp ước Lisbon cần phải linh hoạt trước các tình huống xảy đến nhưng nó không thể thay đổi vì phủ quyết của Anh hôm thứ Sáu vừa qua.
“Tôi rất tiếc vì Anh đã không sẵn sàng tham gia vào Hiệp ước mới, họ đã đứng ngoài lợi ích của châu Âu và thờ ơ trước khủng hoảng nợ của khu vực chỉ vì quan điểm và lợi ích cá nhân của mình.” Ông Rehn nói thêm. “Thâm hụt và nợ vượt mức của Anh cũng sẽ là đối tượng được giám sát, ngay cả khi cơ chế thực hiện chủ yếu chỉ áp dụng đối với các quốc gia thành viên trong khu vực đồng tiền chung.
Thanh Nga (TH)