Dự kiến, vàng sẽ tiếp tục được giới đầu tư coi là "vịnh tránh bão" trong năm 2012 và khiến giá mặt hàng này bị đẩy cao hơn nữa. |
Theo dự báo này của Morgan Stanley, giá cả phần lớn các mặt hàng kim loại cơ bản và nông sản tăng trưởng khá lạc quan trong năm tới, trong khi giá các hàng hóa năng lượng dự kiến sẽ đi xuống do nguồn cung trở nên dư thừa trên toàn cầu.
Dưới đây là chi tiết dự báo giá cả 18 mặt hàng quan trọng của Morgan Stanley trong năm 2012 được trang Business Insider trích thuật và giới thiệu.
1. Trong trường hợp xấu, giá dầu thô Brent Biển Bắc có thể giảm xuống 75 USD/thùng
Mức giá trung bình năm 2011: 100 USD/thùng
Mức giá trung bình năm 2012: 100 USD/thùng
Nguồn cung dầu dự kiến sẽ được khôi phục trong năm tới, với việc sản xuất ổn định ở các vùng Biển Bắc và Tây Phi cùng sản lượng ở Libya được nâng lên. Tuy nhiên, nhu cầu đang yếu đi và giá dự kiến đi xuống trong 6 tháng đầu năm 2012. Trong trường hợp xấu, giá dầu thô Brent Biển Bắc có thể xuống mức 75 USD/thùng, còn trong tình huống thuận lợi, giá cao nhất có thể là 115 USD/thùng.
2. Giá khí đốt giảm do dự trữ tăng cao kỷ lục
Mức giá trung bình năm 2011: 4,20 USD/triệu BTU
Mức giá trung bình năm 2012: 3,85 USD/triệu BTU
Dự báo lượng cung khí đốt thiên nhiên sẽ tăng vượt cầu vào năm 2012. Lượng dự trữ so với cùng kỳ năm 2011 có thể chạm mức cao kỷ lục trong giai đoạn từ cuối tháng 3 đến cuối tháng 10 và khiến giá mặt hàng này suy giảm.
3. Giá nhôm có thể giảm tới 12% so với năm 2011
Mức giá trung bình năm 2011: 2.500 USD/tấn
Mức giá trung bình năm 2012: 2.300 USD/tấn
Nhìn chung, Morgan Stanley tỏ ra thận trọng khi dự báo giá kim loại cơ bản, song khá lạc quan về giá nhôm. Morgan Stanley lưu ý rằng, giá nhôm hiện thấp hơn chi phí biên và một số nhà sản xuất với chi phí cao đang hạ bớt công suất.
4. Giá đồng có khả năng tăng trưởng kém do suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng dự kiến tăng tốt hơn các kim loại cơ bản khác.
Mức giá trung bình năm 2011: 9.200 USD/tấn
Mức giá trung bình năm 2012: 8.400 USD/tấn
Giá đồng cũng có thể tăng tốt hơn các kim loại cơ bản khác do nguồn cung bị thắt chặt. Theo giới phân tích, có thể phải tới cuối năm 2014, nguồn cung đồng mới được đảm bảo.
5. Giá trung bình năm 2012 của niken dự kiến giảm 7% so với năm 2011
Mức giá trung bình năm 2011: 23.700 USD/tấn
Mức giá trung bình năm 2012: 22.000 USD/tấn
Giá niken có liên quan tới hoạt động sản xuất và xuất khẩu thép không gỉ của Trung Quốc. Dự báo, giá mặt hàng này sẽ đi xuống do sản lượng công nghiệp suy yếu.
6. Nguồn cung kẽm đang trong tình trạng dư thừa và giá kim loại này có thể giảm xuống 2.100 USD/tấn
Mức giá trung bình năm 2011: 2.300 USD/tấn
Mức giá trung bình năm 2012: 2.100 USD/tấn
Nhu cầu kẽm trên toàn cầu vẫn còn khá mạnh trong năm 2011 do lượng tiêu thụ tại Trung Quốc và các thị trường mới nổi tăng cao. Tuy nhiên, nguồn cung hiện đang dư thừa và nhu cầu dự báo sẽ giảm dần.
7. Vai trò “vịnh tránh bão” của vàng sẽ đưa giá mặt hàng này lên 2.200 USD/ounce
Mức giá trung bình năm 2011: 1.612 USD/ounce
Mức giá trung bình năm 2012: 2.200 USD/ounce
Nhu cầu tiêu thụ vàng dự kiến tăng cao, do nhà đầu tư coi đây là “vịnh tránh bão”. Giá vàng cũng được hỗ trợ nhờ kỳ vọng môi trường lãi suất thấp hoặc thực âm.
8. Giá bạc biến động và có thể lên tới 50 USD/ounce
Mức giá trung bình năm 2011: 38 USD/ounce
Mức giá trung bình năm 2012: 50 USD/ounce
Bạc cũng là một nơi trú ẩn an toàn, nhưng giá rẻ hơn nhiều so với vàng. Năm tới, dự kiến giá kim loại quý này sẽ biến động mạnh hơn và thiếu ổn định hơn do nhu cầu công nghiệp suy yếu.
9. Bạch kim tiếp tục tăng trưởng kém hơn vàng và bạc nhưng sẽ hấp dẫn trong trung hạn
Mức giá trung bình năm 2011: 1.784 USD/ounce
Mức giá trung bình năm 2012: 1.829 USD/ounce
Bạch kim không được xem là “vịnh tránh bão” và nhu cầu đầu tư bị hạn chế. Việc kinh tế toàn cầu suy giảm và chi tiêu cho các mặt hàng thiết yếu ngày càng thấp có thể khiến nhu cầu kim loại này suy yếu.
10. Giá bông dự kiến hạ 20% do nhu cầu giảm sút (*)
Mức giá trung bình năm 2011-2012: 1 USD/lb
Mức giá trung bình năm 2012-2013: 0,8 USD/lb
Doanh số bán lẻ tại hầu khắp các thị trường phát triển đi xuống sẽ khiến nhu cầu bông suy giảm. Lực mua từ Trung Quốc có thể giảm mạnh trong tháng 3 và nhu cầu xuất khẩu của Mỹ cũng giảm sút. Thêm vào đó, việc thiếu giải pháp cho khủng hoảng nợ công châu Âu dự kiến sẽ tăng áp lực cho giá mặt hàng này.
(*) Các mặt hàng nông sản được tính theo năm kinh doanh của Mỹ: lúa mì (tháng 6-tháng 5), bông (tháng 8-tháng 7), ngô và đậu tương (tháng 9-tháng 8), đường và cà phê (tháng 10-tháng 9).
11. Giá đường sẽ chịu sức ép bởi nguồn cung toàn cầu tăng (*)
Mức giá trung bình năm 2011-2012: 0,22 USD/lb
Mức giá trung bình năm 2012-2013: 0,19 USD/lb
Nguồn cung đường tại Bắc Bán cầu dự kiến sẽ tăng lên, trong khi sản lượng của Brazil dự kiến mạnh hơn dự báo. Ngoài ra, sau trận lụt lịch sử, sản lượng đường của Thái Lan cũng bắt đầu khang phục và gây sức ép lên giá đường.
(*) Các mặt hàng nông sản được tính theo năm kinh doanh của Mỹ: lúa mì (tháng 6-tháng 5), bông (tháng 8-tháng 7), ngô và đậu tương (tháng 9-tháng 8), đường và cà phê (tháng 10-tháng 9).
12. Giá cà phê tăng (*)
Mức giá trung bình năm 2011-2012: 2,38 USD/lb
Mức giá trung bình năm 2012-2013: 2,45 USD/lb
Triển vọng nguồn cung tiêu cực do sản lượng cà phê tại Brazil, Việt Nam và Columbia sụt giảm. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến giá cà phê tăng lên.
(*) Các mặt hàng nông sản được tính theo năm kinh doanh của Mỹ: lúa mì (tháng 6-tháng 5), bông (tháng 8-tháng 7), ngô và đậu tương (tháng 9-tháng 8), đường và cà phê (tháng 10-tháng 9).
13. Giá ngô có thể giảm trung bình 17% (*)
Mức giá trung bình năm 2011-2012: 7,25 USD/bushel
Mức giá trung bình năm 2012-2013: 6,00 USD/bushel
Giá ngô dự kiến sẽ tăng tiếp cho tới đầu 2012 do nhu cầu thức ăn gia súc tăng cao hơn dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ. Tuy nhiên, giá ngô cao đã khiến các nước Argentina, Brazil và Ukraine tăng sản lượng và làm giảm nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của Mỹ.
(*) Các mặt hàng nông sản được tính theo năm kinh doanh của Mỹ: lúa mì (tháng 6-tháng 5), bông (tháng 8-tháng 7), ngô và đậu tương (tháng 9-tháng 8), đường và cà phê (tháng 10-tháng 9).
14. Giá đậu tương dự kiến giảm 5% nhưng triển vọng lạc quan (*)
Mức giá trung bình năm 2011-2012: 14,25 USD/bushel
Mức giá trung bình năm 2012-2013: 13,50 USD/bushel
Nhu cầu xay xát yếu kém trên toàn cầu và nguồn cung mạnh từ Brazil đã làm giảm nhu cầu đối với 11/12 mặt hàng xuất khẩu của Mỹ, bất kể hoạt động xay xát tại Mỹ dự kiến sẽ hồi phục trong năm 2012.
(*) Các mặt hàng nông sản được tính theo năm kinh doanh của Mỹ: lúa mì (tháng 6-tháng 5), bông (tháng 8-tháng 7), ngô và đậu tương (tháng 9-tháng 8), đường và cà phê (tháng 10-tháng 9).
15. Giá lúa mì trung bình có thể giảm tới 7% trong năm tới (*)
Mức giá trung bình năm 2011-2012: 7,50 USD/bushel
Mức giá trung bình năm 2012-2013: 7,00 USD/bushel
Sản lượng và nguồn cung lúa mì đã chuyển từ thiếu hụt sang dư thừa. Mặc dù tình trạng thiếu hụt vẫn diễn ra ở Mỹ, song các sản phẩm thay thế rẻ hơn từ Liên minh châu Âu và Argentina dự kiến sẽ làm giảm lượng cầu hàng Mỹ.
(*) Các mặt hàng nông sản được tính theo năm kinh doanh của Mỹ: lúa mì (tháng 6-tháng 5), bông (tháng 8-tháng 7), ngô và đậu tương (tháng 9-tháng 8), đường và cà phê (tháng 10-tháng 9).
16. Triển vọng giá bò năm 2012 lạc quan
Mức giá trung bình năm 2011: 1,14 USD/lb
Mức giá trung bình năm 2012: 1,24 USD/lb
Nhu cầu xuất khẩu thịt bò tại Mỹ tiếp tục ở mức cao, trong khi chi phí thức ăn gia súc cao và nguồn cung bê con sụt giảm là những dấu hiệu tốt cho việc cung ứng bò của Mỹ.
17. Giá bê sẽ dễ bị ảnh hưởng do mùa đông
Mức giá trung bình năm 2011: 1,34 USD/lb
Mức giá trung bình năm 2012: 1,49 USD/lb
Sự sụt giảm nguồn cung do đợt khô hạn trong mùa hè vừa qua dự kiến sẽ khiến giá bê con tiếp tục leo cao trong 6 tháng đầu năm tới. Tuy nhiên, giá bê con có thể bị tác động bởi sự yếu kém mang tính thời vụ trong mùa đông.
18. Kinh tế Mỹ đình trệ sẽ làm giảm bớt nhu cầu thịt bò
Mức giá trung bình năm 2011: 0,91 USD/lb
Mức giá trung bình năm 2012: 0.90 USD/lb
Nhu cầu thịt lợn ở mức cao cùng và lợi nhuận lạc quan từ hoạt động đóng gói là những yếu tố sẽ tác động tốt tới giá cả thịt lợn. Tuy nhiên, người tiêu dùng cần tuân thủ quy định, bất kể lợi nhuận cao thế nào.
Theo Vneconomy