Các số liệu mới đưa ra cho thấy hoạt động vay của các chính phủ công nghiệp hóa trong năm nay đã tăng trên 10 nghìn tỷ USD và được dự đoán sẽ tăng hơn nữa trong năm 2012.
OCDE - Tổ chức đại diện cho các quốc gia công nghiệp hóa, cảnh báo trong báo cáo triển vọng vay mới nhất công bố trong tháng này của họ rằng những áp lực tài chính tại các thị trường có thể sẽ vẫn tiếp tục như “con ngựa bất kham”. Đây chính là tính chất khó đoán, một mối đe dọa đối với tính ổn định của những chính phủ cần tái cấp vốn các khoản nợ.
Ông Hans Blommestein - giám đốc bộ phận quản lý nợ công tại OCDE cho biết “Các sự kiện thị trường dường như phản ánh các tình trạng mà nhờ đó sự ‘bất kham’ có ảnh hưởng lớn tới các động lực thị trường và theo đó, đẩy các tỷ lệ vay công lên cao hơn với hậu quả nghiêm trọng tới tính ổn định nợ công”.
Viễn cảnh có thể đoán trước được, đó là, một thách thức lớn đối với hầu hết các quốc gia của OCDE nếu muốn tăng lượng lớn tại các thị trường riêng. Thử thách đó liên quan tới rủi ro vốn luân hồi - một mối đe dọa đối với các quốc gia không thể tái cấp vốn hay luân hồi vốn nên buộc họ phải chuyển hướng sang Ngân hàng TW châu Âu như trường hợp của các nền kinh tế eurozone phải tìm kiếm nguồn cứu trợ khẩn cấp.
OECD cho biết nhu cầu vay tổng của các chính phủ OECD sẽ đạt tới khoảng 10,4 nghìn tỷ USD và sẽ tăng lên mức 10,5 nghìn tỷ USD trong năm tới – một mức tăng 1 nghìn tỷ USD so với năm 2007 và gần như gấp đôi năm 2005. Thực trạng này càng làm nổi bật thêm những rủi ro, thậm chí đối với các nền kinh tế tiên tiến nhất.
Mặc dù tỷ lệ vay trong năm 2009 và 2010 cao hơn, rủi ro lại lớn hơn do chi phí vay gia tăng tại các thị trường khó dự đoán và hỗn loạn. Theo OECD, cổ phần phát hành nợ ngắn hạn tại khu vực các quốc gia OECD vẫn ở mức 44%, cao hơn nhiều so với thời điểm trước khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007. Theo một số nhà đầu tư, đó sẽ là một khó khăn khi các chính phủ phải tái cấp vốn thường xuyên vào mỗi tháng hơn là bế tắc trong nhiều khoản nợ dài hạn giúp ổn định tài chính công.