Khách hàng tại một hiệu trang sức của Chow Tai Fook tại Hong Kong?
Châu Á vẫn... ăn chơi?
Châu Âu đang đấu tranh để kiềm chế cuộc khủng hoảng nợ, nền kinh tế Mỹ đang bị bao vây bởi tình trạng thất nghiệp với tỷ lệ cao, trong khi các quốc gia mới nổi Châu Á đang phát triển chậm chạp. Nhưng không vì thế mà tiêu diệt được sở thích dùng đồ hiệu của các tín đồ mua sắm Châu Á.
Các thương hiệu như Burberry, Hugo Boss và Prada đang tiếp tục đánh những nốt nhạc nhịp nhàng ở châu Á trong vài tuần gần đây, mặc dù sự phá vỡ từ khoản nợ trong khu vực đồng tiền chung Euro đang trút lên những nhà đầu tư đa cảm.
Ví dụ, sản phẩm bán lẻ cao cấp của Ý, Prada, tháng Sáu vừa rồi đã chào bán cổ phiếu ra công chúng ở Hong Kong, báo cáo lại rằng trong tuần trước doanh số ở Châu Á, ngoại trừ Nhật Bản, đã tăng 45% tính từ đầu năm tới 31/10. Thậm chí, ở Nhật Bản, nơi mà nền kinh tế đã yếu đuối lại càng bị suy yếu hơn bởi trận động đất và sóng thần tháng Ba năm 2011, doanh số của Prada vẫn tăng gần 20%.
Dựa vào số lượng đặt hàng sắp tới, tăng lên từ những mùa mua sắm quan trọng như Giáng sinh và Năm Mới, công ty thông báo, vài tháng tới được mong chờ là khoảng thời gian náo nhiệt chưa từng có.
Khi nền kinh tế phương Tây suy tàn, các nước mới nổi ở Châu Á trở thành một bộ máy cơ bản của sự tăng trưởng toàn cầu nói chung và thị trường sản phẩm cao cấp nói riêng trong vài năm trở lại đây. Kết quả là những điều xảy ra trong khu vực đều hàm chứa ẩn ý quan trọng đối với các công ty cao cấp phương Tây.
Ví dụ, khu vực Châu Á Thái Bình Dương, bao gồm cả Nhật Bản, hiện nay đang chiếm 45% doanh số của Prada và Richemont. Theo các nhà phân tích, những công ty này không thể bị trật bánh, thậm chí khi kinh tế của Châu Âu và Mỹ trở nên yếu hơn.
Nếu kinh tế Trung Quốc chỉ phát triển 7% mỗi năm trong một thời gian dài - so sánh với hơn mức tăng 9% năm nay - lượng tiêu thụ có thể vẫn tăng khi lương tăng và nhiều người chuyển từ nông thông ra những thành phố đang mở rộng với tốc độ chóng mặt, Pradeep Rao, người đứng đầu ngân hàng đầu tư tiêu dùng và chăm sóc sức khỏe khu vực Châu Á Thái Bình Dương của tập đoàn Citigroup ở Hồng Kông nói.
"Con người ngày càng có nhiều tiền hơn để mua sắm mọi thứ tùy ý, bao gồm cả những sản phẩm cao cấp," ông nói.
Phần nhỏ các nước mới nổi Châu Á cũng tham gia trò chơi. "Nếu nước bạn có dân số là 1,4 tỷ người, chỉ cần 1% đã là con số rất lớn," ông Rao nói.
Sự thật là, hiện nay sự tăng trưởng không mạnh so với đầu năm ở một số thị trường. Thị trường chứng khoán tụt dốc, kim ngạch xuất khẩu chậm lại, và giao dịch cho vay của ngân hàng ít hơn đã lấy đi một vài điểm sáng từ thị trường của những sản phẩm cao cấp ở châu Á trong vài tuần vừa qua.
Người mua trong một cuộc bán đấu giá ở Hong Kong tháng trước đã trả gần 46.6 triệu đôla Hong Kong, tương đương gần 6 triệu USD, cho một bình cổ bằng đồng màu xanh của Trung Quốc, và một bộ tranh hoa sen của họa sỹ đương đại Thôi Du Châu (Cui Ruzhou) đã bán được 124 triệu USD. Nhưng những đồ vật khác bán được với giá thấp hơn mong đợi, và một số vẫn không bán được.
"Ở đây, khách hàng cao cấp ở thường hay đọc báo, và họ biết thế giới đang trong thời kỳ khó khăn - vì vậy họ có thể trì hoãn việc mua một cái đồng hồ mới chẳng hạn," Erwan Rambourg nói, ông là trưởng phòng nghiên cứ thị trường bán lẻ và tiêu dùng ở HSBC Hong Kong. "Chính vì vậy nhiều công ty trong lĩnh vực bán lẻ đã thông báo giảm doanh thu trong tháng 11."
Đam mê hàng cao cấp
Nhưng ở Châu Á, thị trường vẫn đang được điều hòa và không bị sụp đổ. Và các nhà phân tích tin rằng niềm đam mê với hàng hiệu của khu vực này sẽ có tương lai dài hạn.
"Chúng ta đang chứng kiến sự tăng trưởng trong doanh thu ở mức 35 hoặc 40% tại thị trường sản phẩm cao cấp ở các nước Châu Á ngoại trừ Nhật Bản," ông Rambourg nói. "Đó không chỉ bền vững."
Sang năm tới, ông dự đoán, tăng trưởng sẽ gần 20%, nhưng nó có thể vượt quá tỷ lệ tăng trưởng tại các nước trên thế giới.
Các công ty lớn trong lĩnh vực này hợp tác và đang chạy đua để khẳng định thương hiệu của chúng. Tập đoàn trang sức Chow Tai Fook, công ty hầu hết chỉ tập trung vào Trung Quốc đại lục, Hong Kong, và Đài Loan, có kế hoạch tăng 2.8 tỷ USD vào thị trường chứng khoán niêm yết tại Hong Kong tháng này.
Không nổi tiếng lắm tại thị trường phương Tây, tập đoàn gia đình trị Chow Tai Fook này là một thương gia lớn trong phân khúc thị trường mà nó gọi là thị trường trang sức phổ thông, tập trung vào những mặt hàng không chỉ người giàu mới với tới được, mà những khách hàng thuộc tầng lớp trung lưu cũng đang ngày càng nở rộ. Công ty có hơn 1.500 điểm bán hàng và có kế hoạch tăng thêm hơn 500 tính đến năm 2016.
Trong khi đó, Graff, chỉ bán những trang sức và đồng hồ độc quyền, có trụ sở ở London, đang cân nhắc niêm yết ở Hong Kong năm sau thay vì ở London, điều này đã nhấn mạnh hơn nữa sự quan trọng đang ngày càng lớn của Châu Á trong lĩnh vực sản phẩm cao cấp.
"Hong Kong và Châu Á là một trung tâm rất quan trong đối với kinh doanh kim cương và trang sức, đặc biệt là hiện tại," Francoise Graff, giám đốc điều hành công ty phát biểu trong một cuộc phỏng vấn gần đây tại Hong Kong. "Hong Kong là ngưỡng cửa dẫn đến thị trường Trung Quốc, đó là một lẽ tự nhiên."
Châu Á hiện nay chỉ chiếm khoảng 1/3 hoạt động kinh doanh của công ty, ông Graff nói, nhưng khu vực này đang ở tư thế sẵn sàng lật đổ Châu Âu và Mỹ trở thành thị trường quan trọng nhất của công ty.
Không có gì ngạc nhiên khi thị trường trang sức chỉ ở Trung Quốc đại lục được mong đợi tăng tới 12,9 tỷ Euro, tương đương 17,3 tỷ USD trong năm nay, theo một nghiên cứu gần dây của Bain & Co. Con số này vẫn ít hơn 15% so với tổng giá trị hàng cao cấp của những công ty có khát vọng tiêp tục thống lĩnh bởi Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản.
Nhưng 35% tăng trưởng tại Trung Quốc mà Bain dự đoán trong năm nay bỏ xa sự tăng trưởng tại các thị trường truyền thống và đã trưởng thành.
Với khu vực Trung Quốc rộng lớn hơn, bao gồm cả Hông Kông, Macao và Đài Loan, doanh số hy vọng sẽ tăng 29% năm 2011, lên khoảng 23,5 tỷ Euro.
Theo Bain, nếu tính cả những chi tiêu mua sắm của khách du lịch người Trung Quốc hàng năm - dự đoán là 12 - 15 tỷ Euro, người tiêu dùng Trung Quốc chiếm hơn 1/5 lượng tiêu thụ hàng cao cấp trên toàn cầu. Những khoản chi tiêu này thường ở Châu Âu, và đóng góp vào tăng trưởng doanh số ở đó.
Nhìn xa hơn nữa, giá trị của thị trường sản phẩm cao cấp Trung Quốc có thể đạt khoảng 180 tỷ Nhân Dân Tệ, tương đương 28 tỷ USD, năm 2015 - gần gấp đôi con số năm 2009, McKinsey dự đoán trong một báo cáo phát hành tháng Ba.
Một điều là một phần lớn của dân số các nước đang tăng trưởng nhanh như Trung Quốc, Ấn Độ hoặc Indonesia sẽ không bao giờ có thể đủ tiền mua một đôi giày Jimmy Choo hoặc một chiếc túi Gucci. Nhưng tại đỉnh của tháp thu nhập, số triệu phú ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương đã đạt tới con số lớn.
Tập đoàn Cap Gemini và Quỹ đầu tư Merrill Lynch Wealth Management dự đoán rằng đã có 3.3 triệu triệu phú ở Châu Á Thái Bình Dương năm 2010 - nhiều hơn so với Châu Âu và không cách xa mấy con số 3.4 triệu triệu phú ở Bắc Mỹ.
Văn hóa, tính cách và những nỗ lực mở rộng trái chiều
Yếu tố văn hóa xã hội cũng đóng vai trò trong thói quen chi tiêu phung phí vào những mặt hàng cao cấp. Thói quen tặng những món quà đắt tiền trong tiệc cưới, sinh nhật và các lễ hội truyền thống đã ăn sâu vào người tiêu dùng khu vực này hơn là ở các nền văn hóa phương Tây. Vòng vàng là thứ không thể thiếu trong đám cưới của người Trung Quốc là một ví dụ.
Hơn nữa, người Trung Quốc giàu có và có triển vọng thường háo hức thể hiện sự giàu có của mình. Trong xã hội Trung Quốc hiện đại, vị trí của một người trong những nấc thang xã hội có thể phụ thuộc vào cách họ tiêu tiền và sản phẩm cao cấp giúp họ quảng bá điều này, ông Rambourg, chuyên viên phân tích của HSBC nói.
Tất cả điều này có thể giúp lĩnh vực hàng cao cấp ở Châu Á thoát khỏi ảnh hưởng của bất kỳ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu mới nào.
"Thậm chí trong cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2009, các sản phẩm cao cấp đã tăng trưởng 16% doanh số," theo ghi chép trong báo cáo của McKinsey. Nó giảm từ 20% của những năm trước, nhưng vẫn tốt hơn nhiều thị trường cao cấp quan trọng tại các nước khác.
Nỗ lực của các công ty kinh doanh các mặt hàng cao cấp quốc tế đem sản phẩm của họ đến với những tín đồ shopping ở Châu Á đã dẫn tới sự gia tăng cao các cửa hàng cao cấp, bóng bẩy trên toàn khu vực này trong vài năm qua.
Mặc dù vậy, quá trình thâm nhập của các cửa hàng vẫn chậm, ông Rambourg nói, và trong nhiều nước Châu Á - tại các thành phố lớn như Hong Kong, Thượng Hải hay Singapore - chúng vẫn còn đang trong thời kỳ trứng nước. "Rõ ràng là vẫn còn cơ hội để phát triển," ông nói.
Trong khi các công ty Châu Âu tiếp tục mở rộng thị trường về hướng Đông, Chow Tai Fook, công ty của Hong Kong, không có ý định tiến về phương Tây. Kế hoạch mở rộng hệ thống bản lẻ của công ty, ông giám đốc điều hành, Kent Wong nói, sẽ tập trung vào Trung Quốc rộng lớn. Và quá trình chào bán cổ phiếu ra công chúng ở Hong Kong sẽ là một con đường dài cần vốn hỗ trợ.
Theo VEF