Tái cấu trúc “Nền kinh tế 100 tỷ USD của Việt Nam”

Thứ ba, 13/12/2011, 03:45
Việc phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế 100 tỷ USD của Việt Nam đang bộc lộ nhiều vấn đề và cần phải được tính toán một cách nghiêm túc. Theo PGS, TS Trần Đình Thiên, ngay từ thời điểm này Việt nam cần phải có chính sách “ dịch chuyển phân bổ nguồn lực”.



Tiến sĩ Trần Đình Thiên – Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam

  •   Nền kinh tế 100 tỷ USD có những gì?
Nền kinh tế Việt  Nam với tổng sản phẩm quốc dân (GDP) là 100 tỷ USD được tạo ra từ 100 cảng biển, 100 ngân hàng thương mại, hàng trăm công ty chứng khoán, 22 sân bay, 18 khu kinh tế ven biển, 260 Khu công nghiệp, 650 cụm công nghiệp, trong 10 năm (2001-2010) có thêm 233 trường ĐH, CĐ (Mỗi tháng thêm 02 trường), 1 Khu đô thị mới / tháng…. Vậy ai sản xuất GDP, sản xuất ra bao nhiêu? Ai nuôi ai? Nền kinh tế nuôi KKT, KCN hay ngược lại? Phó Giáo sư Tiến sĩ Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, đặt vấn đề trong buổi hội thảo “Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Singapore”.

Theo phân tích của Ông Thiên, nền kinh tế Việt Nam chỉ có 100 tỷ USD nhưng lại có đên 100 cảng biển. Như vậy, mỗi cảng biển chỉ tạo ra cho nền kinh tế bình quân 1 tỷ USD/năm. Tương tự, 100 ngân hàng thương mại cũng chỉ tạo ra cho nền kinh tế 100 tỷ USD có nghĩa là  trung bình mỗi ngân hàng chỉ phục vụ sản xuất ra 1 tỷ USD/năm cho nền kinh tế…

Theo Ông Thiên, đáng nhẽ ra với tình hình khó khăn của kinh tế quốc gia thì chúng ta phải tập trung xây dựng thu hút đầu tư nước ngoài thì lại đầu tư dàn trải trong lĩnh vực đâu tư công gây lãng phí nguồn lực quốc gia. Theo Ông Thiên, Nhà nước nên có biện pháp kiểm soát và kiểm tra chặt đối với việc tái cấu trúc  và dịch chuyển phân bổ nguồn lực.
  •    Quy hoạch lại hệ thống phân bổ nguồn lực
Theo ông Thiên trong những năm gần đây, hệ số ICOR của Việt Nam luôn rất cao, đồng nghĩa với hiệu quả đầu tư thấp. ICOR của Việt Nam cao như vậy chứng tỏ điểm yếu của nền kinh tế là tăng trưởng nóng dựa vào vốn đầu tư nhưng kém chất lượng.

Bên cạnh đó, Việt Nam luôn có tỉ lệ lạm phát đứng đầu thế giới, tốc độ tăng lạm phát quá nhanh. Theo ông Thiên, muốn chống lạm phát, ổn định vĩ mô và tăng trưởng lâu dài thì ngay từ lúc này Việt Nam phải thay đổi hệ thống phân bổ nguồn lực, tiến hành “mạnh” và “triệt để” trên các ngành nghề và hệ thống Doanh nghiệp nhà nước.

Trong ngắn hạn, theo ông Thiên, phải hạ lạm phát xuống thấp hơn 7% vào năm 2012. Tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ, kiên quyết giảm mạnh chi tiêu và đầu tư công, giảm mạnh thu ngân sách và tiến hành cải cách hệ thống tiền lương khu vực nhà nước. Tuy nhiên, tuyệt đối ưu tiền kiềm chế làm phát, ổn định kinh tế vĩ mô không nhấn mạnh tăng trưởng.

Trong dài hạn, ông Thiên cho rằng Chính phủ cần tái cấu trúc nền kinh tế, trong đó mục tiêu ưu tiên là cần thu hẹp đầu tư công nhằm đảm bảo tính trọng điểm, đột phá và tránh dàn trải.


 
Thanh Lương
 

 

Các tin cũ hơn