Làm bánh tẻ 5.000 đồng, thu nhập cả trăm triệu mỗi năm

Thứ tư, 16/07/2014, 13:55
Người dân làm bánh tẻ Phú Nhi (Sơn Tây, Hà Nội) có thể kiếm được cả trăm triệu mỗi năm nhờ làm và bán bánh tẻ 5.000 đồng/chiếc.

Món bánh tẻ Phú nhi là một món ăn truyền thống từ lâu đời, trước kia các gia đình chỉ làm số lượng ít để phụ vụ người thân, họ hàng vào các dịp lễ tết. Chỉ có 3-4 hộ làm bánh tẻ để bán làm quà sáng cho người dân quanh vùng. Đến nay, giao thông thuận lợi hơn, các phương tiện truyền thông báo đài quảng bá nhiều hơn, bánh tẻ trở thành món đặc sản được nhiều người ở các tỉnh trên cả nước biết đến và ưa chuộng, vì thế đã có đến 100 hộ trong làng chuyên sản xuất bánh tẻ với mục đích kinh doanh. Có những gia đình sản xuất trung bình 1-2000 bánh mỗi ngày. Trong những gia đình đó có thể kể đến gia đình bà Phạm Thị Bình ở thôn Phú Nhi 3.

Tại thị xã Sơn Tây, trước kia các gia đình chỉ làm số lượng ít bánh tẻ để phục vụ người thân, họ hàng vào các dịp lễ Tết. 3- 4 hộ khác làm bán để phục vụ nhu cầu ăn sáng cho người dân quanh vùng. Đến nay, giao thông thuận lợi hơn,  bánh tẻ Phú Nhi (Sơn Tây, Hà Nội) trở thành món đặc sản được nhiều người ở các tỉnh trên cả nước biết đến và ưa chuộng, vì thế đã có đến 100 hộ trong làng chuyên sản xuất bánh tẻ với mục đích kinh doanh. Có những gia đình sản xuất trung bình 1.000 - 2.000 chiếc mỗi ngày. Trong những gia đình đó có thể kể đến nhà bà Phạm Thị Bình ở thôn Phú Nhi 3.

Bà Bình cho biết, Phú Nhi xưa được gọi là Bần Nhi, là một làng nhỏ nằm ven Sông Hồng. Trước kia là làng thuần nông, các ngành nghề của dân cư trong làng chủ yếu xoay quanh cây lúa. Món bánh tẻ được ra đời cũng dựa trên các nguyên liệu thuần nông.

Bà Bình cho biết, Phú Nhi xưa được gọi là Bần Nhi, là một làng nhỏ nằm ven Sông Hồng. Trước kia là làng thuần nông, các ngành nghề của dân cư trong làng chủ yếu xoay quanh cây lúa.

Sở dĩ được gọi là bánh tẻ vì bánh được làm từ bột gạo tẻ, dùng nhân là mộc nhĩ, hành khô, thịt lợn và được gói bằng lá dong, lá chuối. Các nguyên liệu này được bà Bình tuyển chọn kỹ càng, đặc biệt.

Món bánh tẻ được ra đời cũng dựa trên các nguyên liệu thuần nông. Tuy nhiên, đến nay, nhờ làm và bán loại bánh này, nhiều người đã có thu nhập ổn định.

Gạo tẻ sau khi ngâm được 3 ngày sẽ được xay thành bột, rồi bột lại được ngâm 2 ngày trước khi được nấu, phải rửa gạo, ngâm gạo và bột bằng nước sạch để bột không bị chua, khi khi ngâm và khi nấu bột sẽ được quấy đều nhiều lần để bột ngấm nước đều và đủ độ dẻo.

Các nguyên liệu làm bánh tẻ dân dã, dễ tìm là gạo tẻ xay thành bột, mộc nhĩ, hành lá, hành khô, thịt lợn. Lá dong để gói bánh.

Bột nấu xong sẽ được phết lên lá rong gọi là ra bột, cho các nhân mộc nhĩ, thịt lợn, hành khô đã xào chín vào trong sau đó được gói lá chuối 2-3 lớp rồi cuốn lạt để thành chiếc bánh tẻ.

Tại Phú Thịnh (Sơn Tây), các gia đình làm bánh tẻ lâu năm và coi đây là nghề chính nên thường đầu tư khá nhiều vào thiết bị, vật tư.

Chiếc bánh tẻ này lại được luộc 2-3 tiếng để trở thành chiếc bánh tẻ chín.

So với nghề nông nghiệp, làm bánh tẻ vất vả hơn do phải thức khuya, dậy sớm, nhưng cho thu nhập khá hơn mà lại ổn định.

 Bánh tẻ Phú Nhi nổi tiếng vì có hương vị thơm ngon đặc biệt vậy mà mỗi chiếc bánh được bán ra với giá rất rẻ chỉ 5000đ/chiếc.

Giá mỗi chiếc bánh chính hiệu đặc sản Phú Nhi rất rẻ, chỉ 5.000 đồng.

Một số trường hợp đặc biệt tùy theo đặt hàng của khách mà làm bánh 7 - 8000đ với lượng nhân và bột trong mỗi bánh nhiều hơn.

Trong một số trường hợp đặc biệt, tùy theo đặt hàng của khách mà người dân Sơn Tây làm bánh 7.000 - 8.000 đồng, với lượng nhân và bột trong mỗi bánh nhiều hơn.

Thời gian cao điểm của việc sản xuất và tiêu thụ bánh tẻ là từ tháng 9 đến tháng 3 trong đó sát tết và sau tết là nhiều nhất, vào thời điểm đó, mỗi ngày gia đình bà Bình làm đến gần 4000 chiếc bánh tẻ, huy động 20 nhân công gói suốt ngày đêm, thời gian này bà chỉ làm bánh giá 8000đ. Thời gian thấp điểm là khoảng tháng 4 - tháng 8, tuy thấp điểm nhưng mỗi ngày gia đình bà Bình cũng làm đến hơn 1000 chiếc bánh.

Thời gian cao điểm của việc sản xuất và tiêu thụ bánh tẻ là từ tháng 9 đến tháng 3, đặc biệt dịp sát và sau Tết Nguyên đán. Vào thời điểm đó, mỗi ngày gia đình bà Bình và  các hộ khác làm đến gần 4.000 chiếc bánh tẻ, huy động 20 nhân công gói suốt ngày đêm. Bà Bình cho biết, dịp Tết, bà chỉ làm bánh giá 8.000 đồng.

Khách hàng của bà  là khách lẻ, mỗi lần mua 20- 50 chiếc bánh để mang về thưởng thức tại gia đình, hoặc các nhà hàng ở thị xã Sơn Tây, Hà Nội đặt hàng, thậm chí có người mua đến 200 - 300 cái bánh để làm quà biếu cho họ hàng xa, món bánh tẻ qua đó cũng được mang đi rất nhiều nơi khắp đất nước. Bà Bình tiết lộ mỗi chiếc bánh trung bình bà lãi được chừng 2000-3000đ, tổng doanh thu của bà Bình từ bánh tẻ mỗi năm vào khoảng 200 triệu.

Thời gian thấp điểm là khoảng tháng 4 - tháng 8. Tuy thấp điểm nhưng mỗi ngày gia đình bà Bình cũng làm đến hơn 1.000 chiếc bánh. Khách hàng của bà là khách lẻ, mỗi lần mua 20 - 50 chiếc bánh để mang về thưởng thức tại gia đình, hoặc các nhà hàng ở thị xã Sơn Tây, Hà Nội đặt hàng. Thậm chí, có người mua đến 200 - 300 cái bánh để làm quà biếu cho họ hàng xa. Món bánh tẻ qua đó cũng được mang đi rất nhiều nơi khắp đất nước. Bà Bình tiết lộ mỗi chiếc bánh trung bình bà lãi được chừng 2.000 - 3.000 đồng. Tổng doanh thu của bà Bình từ bánh tẻ mỗi năm vào khoảng 200 triệu.

Ông Nguyễn Văn Sơn Phó Chủ tịch UBND phường Phú Thịnh cho biết, năm 2007 Phú Nhi đã được công nhận làng nghề sản xuất bánh tẻ truyền thống, danh hiệu làng nghề đầu tiên tại tx Sơn Tây. Năm 2010, bánh tẻ Phú Nhi đã được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Bằng công nhận thương hiệu Bánh tẻ Phú Nhi cho làng nghề. Đây là cơ hội để địa phương duy trì và phát triển kinh tế bằng nghề làm bánh tẻ truyền thống. Bên cạnh đó, để bảo vệ thương hiệu bánh tẻ Phú Nhi, chính quyền địa phương đã tuyên truyền, vận động và tổ chức các lợp tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm để các hộ dân làng nghề sản xuất bánh tẻ được sạch sẽ đảm bảo chất lượng. Đầu năm 2014, phường Phú Thịnh đã hỗ trợ 26 máy chế biến nguyên liệu cho 1 số hộ gia đình khó khăn và thành lập Hiệp hội Bánh tẻ. Hiệp hội Bánh tẻ là hiệp hội gồm 20 gia đình sản xuất bánh tẻ số lượng lớn được thành lập ra để dạy nghề, tuyên truyền, bảo vệ quyền lợi cho các hộ sản xuất và kinh doanh bánh tẻ trong làng.

Ông Nguyễn Văn Sơn Phó Chủ tịch UBND phường Phú Thịnh cho biết, năm 2007 Phú Nhi đã được công nhận làng nghề sản xuất bánh tẻ truyền thống, danh hiệu làng nghề đầu tiên tại thị xã Sơn Tây. Năm 2010, bánh tẻ Phú Nhi đã được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Bằng công nhận thương hiệu Bánh tẻ Phú Nhi cho làng nghề. Đây là cơ hội để địa phương duy trì và phát triển kinh tế bằng nghề làm bánh tẻ truyền thống.

Bên cạnh đó, để bảo vệ thương hiệu bánh tẻ Phú Nhi, chính quyền địa phương đã tuyên truyền, vận động và tổ chức các lớp tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm để các hộ dân làng nghề sản xuất bánh tẻ được sạch sẽ đảm bảo chất lượng. Đầu năm 2014, phường Phú Thịnh đã hỗ trợ 26 máy chế biến nguyên liệu cho 1 số hộ gia đình khó khăn và thành lập Hiệp hội Bánh tẻ. Hiệp hội Bánh tẻ là hiệp hội gồm 20 gia đình sản xuất bánh tẻ số lượng lớn được thành lập ra để dạy nghề, tuyên truyền, bảo vệ quyền lợi cho các hộ sản xuất và kinh doanh bánh tẻ trong làng.

Theo Zing

Các tin cũ hơn