1. Lululemon
Không khó để đưa ra nhận định về tương lai của thương hiệu thời trang thể thao nữ Lululemon. Ngày 18/3/2013, Lululemon phải thu hồi lượng lớn quần tập yoga bởi chúng quá mỏng và lộ. Sự việc này khiến doanh số và giá cổ phiếu của Lululemon giảm mạnh.
Tháng 6/2013, CEO Christine Day của hãng mất việc. Nhà sáng lập kiêm chủ Chip Wilson trở lại điều hành với một đợt mua lại cổ phiếu. Báo cáo tài chính quý II của Lululemon cho thấy công ty đang gặp phải nhiều vấn đề. Từ một công ty có tăng trưởng nhanh, doanh số quý II chỉ tăng nhẹ lên 385 triệu USD so với 346 triệu USD cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, thu nhập ròng giảm mạnh từ 47 triệu USD xuống còn 19 triệu USD. Giá cổ phiếu giảm 50% so với đầu tháng 6/2013.
2. DirecTV
Kế hoạch mua lại hãng truyền hình vệ tinh khổng lồ DirecTV của AT&T là minh chứng cho thấy nỗ lực mở rộng sang thị trường hộ gia đình Mỹ của hãng này. Hiện AT&T chỉ có 5,7 triệu khách hàng, trong khi DirecTV có tới 38 triệu khách. Thương vụ 49 tỷ USD này đang được làm rõ theo quy định.
Một số nghị sĩ quốc hội đặt câu hỏi đối với ban lãnh đạo AT&T về lợi ích khách hàng của DirecTV được hưởng sau thương vụ mua lại. Trong khi cả hai công ty nhận định, việc sáp nhập sẽ làm giảm chi phí, một số nhóm khách hàng lại cho rằng, giá sẽ tăng và công ty mới có thể sẽ kiểm soát việc truy cập các chương trình phổ biến như NFL Games. AT&T có lý khi nỗ lực hoàn tất thương vụ này. Ngoài ra, lượng khách hàng tăng gấp 6 lần của hãng cũng khiến thương vụ này trở nên hấp dẫn hơn.
3. Hillshire Brands
Tháng 5/2014, Hillshire Brands nổi tiếng với xúc xích Ball Park và lạp xưởng Jimmy Dean, mua lại Pinnacle Foods với giá 4,23 tỷ USD. Nhưng thương vụ này khiến hai hãng thực phẩm lớn nhất của Mỹ, Tyson Foods và Pilgrim’s Pride bắt đầu chú ý tới Hillshire và đấu thầu mua lại. Hillshire đã chấp thuận bán lại cho Tyson với giá 8,5 tỷ USD, gồm nợ, gần 1 tỷ USD bồi thường cho Pilgrim và 50% bồi thường giá cổ phiếu trước đấu thầu. Để hoàn tất thương vụ với Tyson, Hillshire phải chấm dứt thỏa thuận với Pinnacle. Tyson kỳ vọng sẽ hoàn tất thương vụ này vào cuối năm nay.
4. Zynga
Đợt ra mắt cổ phiếu lần đầu của Zynga có thể coi là thất bại lớn nhất thời gian gần đây. Hãng games nổi tiếng trên facebook này không thể tạo được đột phá sau thành công đầu tiên với Farmville. Năm 2012, Facebook cũng chấm dứt hợp tác với Zynga và hạn chế truy cập của hãng này với mạng xã hội 1 tỷ ngươi dùng. Điều này khiến Zynga gặp nhiều khó khăn hơn trong việc quảng bá games.
Zynga dần chuyển sản phẩm games của mình sang nền tảng di động. Sau khi thất bại với sản phẩm đầu tiên trên thị trường trường này, công ty mua lại một số ứng dụng phổ biến như Draw Something và Words With Friends. Nhưng những đối thủ mới như King Digital, với games di động phổ biến Candy Crush, tiếp tục thống lĩnh thị trường và các hãng games truyền thống như Electronic Arts cũng bắt đầu lấn sân sang mảng di động. Điều này đẩy Zynga vào hoàn cảnh cực kỳ khó khăn. Câu hỏi đặt ra là liệu nhu cầu sản phẩm games của hãng có đủ giúp Zynga tồn tại với tư cách là công ty niêm yết độc lập?
Quý I/2014, lượng người dùng của Zynga giảm 50% xuống còn 28 triệu, so với 52 triệu cùng kỳ năm 2013. Cũng trong quý đầu năm 2014, Zynga lỗ 61 triệu USD. Từ đầu tháng 3/2014, cổ phiếu hãng này cũng giảm 45% và trở thành đối tượng mua lại hấp dẫn.
5. Alaska Air
Alaska Air Group Inc. là một trong số ít hãng hàng không độc lập còn lại không thuộc sở hữu của một trong 4 đại gia hàng không Mỹ. Những hãng lớn hơn thậm chí cũng đã bị mua lại như Northwest bị Delta thâu tóm, Continental sáp nhập với United và U.S. Airways sáp nhập với American Airlines. Những vụ sáp nhập gần đây trong ngành hàng không Mỹ giúp giảm chi phí đáng kể. Alaska Air, nổi tiếng với dịch vụ khách hàng, là hãng duy nhất chưa sáp nhập còn sót lại. Tuy nhiên, nhiều nguồn tin cho rằng, Delta có thể mua lại Alaska Air để phục vụ cho các tuyến bay tại khu vực Tây Mỹ.
Tin đồn này khiến cổ phiếu Alaska Air tăng mạnh. Alaska Air phát triển mạnh tại thị trường Tây Mỹ, với các tuyến bay liên tục tới thành phố Salt Lake, Los Angeles và Seattle. Đây cũng là đối thủ lớn của các hãng hàng không khác trên thị trường Đông Mỹ với một số tuyến tại Florida. Trong 5 năm qua, doanh số và thu nhập ròng của Alaska Air đều tăng đều đặn. Alaska Air thường được bình chọn có chỉ số hài lòng khách hàng lớn nhất trong số các hãng hàng không truyền thống.
6. Russell Stover
Russell Stover là hãng kẹo lớn thứ 4 tại Mỹ và đang được đấu giá mua lại. Giá mua dự kiến đạt 1 tỷ USD. Một trong những hãng có khả năng sẽ mua lại Russell Stover là Hershey, nhằm mở rộng mảng kinh doanh chocolate. Với vốn thị trường 21,6 tỷ USD và doanh thu 7,1 tỷ USD, Hershey có thể dễ dàng thâu tóm Stover.
Tuy nhiên, nhiều hãng khác cũng đang nhắm tới Stover. Một số công ty thực phẩm đa quốc gia tỏ rõ quan tâm tới mảng chocolate. Cụ thể, năm 2010, Kraft đã chi 20,6 tỷ USD để mua lại Cadbury. Mars, sở hữu M&Ms và Milky Way, hay Nestlé có thể cũng muốn mua lại Stover.
7. Time Warner Cable
Đầu năm 2014, Time Warner Cable chấp thuận thương vụ mua lại Comcast với giá 45,2 tỷ USD. Thương vụ này sẽ hình thành công ty cáp lớn nhất tại Mỹ với hơn 30 triệu người dùng.
8. Blackberry
Năm 2008, BlackBerry, sau đó hoạt động với tên gọi Research In Motion, chiếm 19,5% thị phần điện thoại thông minh toàn cầu. Tuy nhiên, tính tới cuối 2013, con số này chỉ còn 1% sau khi Apple tung ra iPhone năm 2007 và google cho ra mắt hệ điều hành di động Android năm 2008. Dù năm ngoái, Blackberry có tung ra sản phẩm mới nhưng doanh số Z10 và Q10 khá thảm hại.
Cuối năm 2013, BlackBerry chuyển hướng khi hợp tác với Foxconn để tập trung vào mảng phần mềm. Trong nhiều năm, doanh số của BlackBerry sụt giảm nghiêm trọng khiến nhiều người nghi ngờ khả năng tồn tại của hãng điện thoại này. Trong quý gần đây nhất, doanh thu của hãng này giảm xuống còn 966 triệu USD từ 3,1 triệu USD cùng kỳ năm trước.
Theo Trithuc