Những người trong nghề này đều là người nghèo từ các tỉnh khác nhau về TP. HCM chọn công việc nặng nhọc và nguy hiểm để kiếm sống. Trong ảnh là anh Trịnh Tuấn Anh (25 tuổi, quê Đồng Tháp) đang làm nghề “ăn xác nhà” ở một công trình quận 5. |
|
Tiêu chí đầu tiên cho những người làm nghề này là phải có sức khoẻ tốt bởi công việc rất nặng nhọc. |
|
Thường thì họ chỉ là những người làm thuê cho chủ. Sau khi chủ mua thành công một ngôi nhà cũ, họ có nhiệm vụ đập hết lớp xi măng để lấy sắt. |
|
Anh Trương Văn Nhao (43 tuổi) đã có hơn 15 năm làm nghề phá dỡ nhà, Nhìn bề ngoài anh Nhao không lực lưỡng, to khoẻ nhưng lại hết sức dẻo dai, chăm chỉ. " Mỗi ngày tính ra phải quai hàng ngàn nhát búa chứ không ít", anh tâm sự. |
|
Công việc chính của những người "ăn xác nhà" là sẽ dùng búa để đập bỏ các tụ xi măng phía ngoài để lấy lõi sắt. Tuy nhiên, có nhiều công trình kiên cố phải nhờ đến máy móc mới xử lý được. |
|
Sau khi đập bỏ xi măng, sắt sẽ được phân loại thành cỡ nhỏ và cỡ lớn. |
|
Sắt cỡ lớn thường bán với giá 8.000 đồng/kg, sắt cỡ nhỏ 6.000 đồng/kg. |
|
Công việc của thợ "ăn xác nhà" phải đối mặt với nhiều nguy hiểm khi làm việc trong môi trường độc hại, đầy rẫy những tai nạn chờ chực. |
|
Đặc biệt, với những người đã nhiều tuổi, công việc càng ảnh hưởng. Có những người sau khi nghỉ làm nghề, chân tay run cầm cập như mắc bệnh Pakison. |
|
Dù vất vả là vậy, nhưng thu nhập của họ lại bấp bênh. Nhiều khi cả tháng trời không có lấy một công trình để làm. |
|
Những người làm nghề này chủ yếu lấy ngắn nuôi dài. Tranh thủ lúc còn trẻ, sung sức thì cố gắng làm việc nhiều để sau này lớn tuổi đi tìm một công việc nhàn hạ hơn để làm. |
|
Có những người cả năm chạy khắp nơi để làm nghề. Lúc thì Sài Gòn, khi lại đi các tỉnh miền Tây nếu chủ mua thành công các công trình cũ. |
Theo Zing